Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Soạn mới Giáo án hóa học 11 CTST bài Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: PHƯƠNG PHÁP TÁCH VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh, cô cạn.
  • Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm đề xuất các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh, cô cạn và sơ lược về sắc ký cột
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường và chiết.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các phương pháp chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong đời sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi khởi động, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt vấn đề: “Từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên hay bằng phương pháp tổng hợp, thông thường người ta không thu được một hợp chất mà được một hỗn hợp các chất hữu cơ với hàm lượng khác nhau. Để nghiên cứu cấu trúc, tính chất hoặc ứng dụng của một hợp chất cần phải tách chúng ra khỏi hỗn hợp, nghĩa là tinh chế các hợp chất này thành các chất tinh khiết hay còn gọi là chất nguyên chất. Để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ người ta thường dùng những phương pháp nào? Nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp đó như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

  1. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc và vận dụng phương pháp chưng cất

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp Chưng cất.
  • Thực hiện được thí nghiệm về chưng cất thường: chưng cất ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm 1, quan sát hình 9.1, trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 53.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp Chưng cất.
  • Kết quả thí nghiệm chưng cất ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước.
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 53.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu nguyên tắc và cách tiến hành chưng cất

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành các nhóm (4 - 8 HS), thực hiện thí nghiệm 1

Thí nghiệm 1: Chưng cất ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước.

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: nhiệt kế, bình cầu có nhánh, thiết bị đun nóng (đèn cồn/ bếp điện,...) ống sinh hàn, bình hứng.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, đọc thông tin phần mở rộng, chú ý, thảo luận trả lời CH thảo luận  1 - 3 SGK trang 53.

1. Khi chưng cất dung dịch ethanol và nước (hình 9.1) chất nào sẽ chuyển thành hơi sớm hơn? Khi gặp lạnh hơi ngưng tụ thành chất lỏng chứa đủ yếu tố chất nào? Biết nhiệt độ sôi của ethanol và nước lần lượt là 78,3oC và 100oC

2. Giải thích vì sao trên ống sinh hàn, đầu nước vào và đầu nước ra phải đặt đúng vị trí như hình 9.1 mà không được đặt ngược lại.

3. Hãy cho biết vai trò của đá bọt trong thí nghiệm 1

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

- HS nghiên cứu SGK và thực hiện thí nghiệm 1

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 53.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, trả lời các câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguyên tắc và vận dụng phương pháp chưng cất

1. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT

* Tìm hiểu nguyên tắc và vận dụng phương pháp chưng cất

Nguyên tắc: Chưng cất là phương pháp tách và tinh chế chất lỏng dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở áp suất nhất định.

Cách tiến hành:

- Đun nóng hỗn hợp chất lỏng

- Chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành thể hơi sớm hơn và nhiều hơn.

- Làm lạnh, ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu chất có nhiệt độ sôi thấp hơn.

Thí nghiệm 1: Chưng cất ethanol từ hỗn hợp ethanol và nước.

 

 

 

 

 

Trả lời CH thảo luận 1 - 3 SGK trang 53:

1. Ethanol có nhiệt độ sôi thấp hơn so với nước nên ethanol sẽ chuyển thành hơi sớm hơn,

Vậy khi gặp lạnh, hơi ngưng tụ thành chất lỏng chứa chủ yếu là ethanol

 

 

 

 

 

 

2. Nếu lắp ngược lại thì ống sinh hàn sẽ không đẩy được nước, làm cho ống bị nóng, có thể gây vết nứt, làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.

3. Đá bọt giúp điều hòa quá trình sôi giúp dung dịch sôi đều và tránh hiện tượng quá sôi.

Kết luận:

Phương pháp Chưng cất thường dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau

Một số pp chưng cất: chưng cất phân đoạn, chưng cất lôi cuốn, chưng cất dưới áp suất thấp,...

 

 

 

  1. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc và vận dụng phương pháp chiết

  1. Mục tiêu:
  • Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp chiết
  • Thực hiện được thí nghiệm chiết: Chiết tinh dầu quýt
  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, tiến hành thí nghiệm 2, quan sát hình 9.2, trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 54.
  2. Sản phẩm học tập:
  • Nguyên tắc và cách thức tiến hành phương pháp chiết.
  • Kết quả thí nghiệm chiết: Chiết tinh dầu quýt
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 4 SGK trang 54.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu nguyên tắc và cách tiến hành chiết

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm 2

Thí nghiệm 2: Chiết tinh dầu quýt

- GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: Phễu chiết, giá thí nghiệm, bình tam giác, hexane, hỗn hợp tinh dầu quýt và nước.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời CH thảo luận  4 SGK trang 54.

4. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm 2

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV

- HS nghiên cứu SGK và thực hiện thí nghiệm 2

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 54.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, trả lời các câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguyên tắc và vận dụng phương pháp chiết

1. PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT

* Tìm hiểu nguyên tắc và vận dụng phương pháp chưng cất

Nguyên tắc: Dựa trên độ hoà tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hoà tan vào nhau.

Cách tiến hành (SGK):

-         Chiết lỏng - lỏng

-         Chiết lỏng - rắn

Thí nghiệm 2: Chiết tinh dầu quýt

 

 

 

 

 

Trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 54.

4. Hỗn hợp phân thành hai lớp do tinh dầu quýt tan tốt trong dung môi hexane và không tan trong nước, tạo nên hỗn hợp không đồng nhất (phân lớp)

Kết luận:

Phương pháp Chiết được dùng để tách các chất có độ hoà tan khác nhau trong các môi trường không tan vào nhau.

---------------------Còn tiếp----------------------

Soạn mới giáo án Hóa học 11 CTST bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án hóa học 11 chân trời mới, soạn giáo án hóa học 11 chân trời bài Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, giáo án hóa học 11 chân trời

Soạn giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay