Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra câu hỏi khởi động “Ca dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Câu ca dao này mang ý nghĩa hóa học gì?”
GV dẫn dắt vào bài mới.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận đưa ra các dự đoán.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra các câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 5 Một số hợp chất với oxygen của nitrogen”
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 5.1, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 30 1. Hãy tìm hiểu và cho biết hiện tượng nào trong tự nhiên và quá trình nào trong đời sống con người là nguồn tạo ra các khí NO, NO2 trong không khí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 30 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 30 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí GV nhận xét, đưa ra câu trả lời cho phần khởi động Ý nghĩa hoá học của câu ca dao trên: Khi có sấm sét: N2 + O2 ⇄ 2NO NO dễ dàng tác dụng với oxygen không khí tạo thành NO2 2NO + O2 → 2NO2 NO2 kết hợp với oxygen không khí và nước mưa tạo thành nitricacid: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Nitricacid rơi xuống đất kết hợp với một số khoáng chất trong đất tạo thành muối nitrate cung cấp cho cây trồng nguồn phân đạm tự nhiên. Vì vậy trong mùa hè ít nắng nóng cây cối đều héo úa nhưng nếu có một trận mưa giông thì ngày hôm sau cây cối sẽ xanh tốt hơn. | 1. CÁC OXIDE CỦA NITROGEN - HIỆN TƯỢNG MƯA ACID * Tìm hiểu về nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí Trả lời CH thảo luận 1 Trong tự nhiên: sấm sét, núi lửa phun, phân huỷ vi sinh vật. - Trong đời sống: khói các nhà máy, động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông. Kết luận: - Nitrogen oxide được hình thành từ những hiện tượng trong tự nhiên hoặc các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao. - Các khí này độc, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người - Chúng cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và hiện lượng mưa acid.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid
- Hiện tượng mưa acid
- Câu trả lời cho CH thảo luận 2 - 4 SGK trang 31
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát video (https://youtu.be/z1aa0IxdZBM) nghiên cứu SGK và trả lời CH thảo luận 2-4 SGK trang 31 2. Quan sát hình 5.2 mô tả quá trình hình thành mưa acid
3. Viết các phương trình hóa học của chuỗi phản ứng tạo thành nitricacid từ đã cho rằng trong không khí N2 → NO → NO2 → HNO3
4. Quan sát hình 5.3, hãy nêu một số tác hại của mưa acid
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đưa ra các biện pháp để làm giảm lượng mưa acid.
- GV hướng dẫn Hs rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2-4 SGK trang 31 và các biện pháp để làm giảm lượng mưa acid. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2-4 SGK trang 31 và các biện pháp để làm giảm lượng mưa acid. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết hiện tượng mưa acid | 1. CÁC OXIDE CỦA NITROGEN - HIỆN TƯỢNG MƯA ACID * Tìm hiểu về nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí * Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid Trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 31: Trong khí thải công nghiệp và khí thải các động cơ đốt trong của phương tiện giao thông có chứa các khí SO2, NO, NO2, ... Các khí này bay lên cao, tác dụng với oxygen và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác của các oxide kim loại (có trong khói. bụi nhà máy) hoặc ozone, tạo thành H2SO4 và HNO3,... Các chất này hoà tan heo nước mưa rơi xuống, hình thành nên mưa acid. Trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 31: (1) N2+ O2 2NO (2) 2NO + O2→ 2NO2 (3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 31: Một số tác hại của mưa acid là - Làm xói mòn bề mặt các công trình kiến trúc. - Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. - Ảnh hưởng lớn đến thực vật - Làm giảm khả năng sống, phát triển của các sinh vật sống dưới nước (Thông tin chi tiết - nội dung bên dưới) Một số biện pháp để làm giảm lượng mưa acid - Hạn chế lượng khí thải mỗi năm - Thêm bộ lọc xử lý khí thải vào ống khói ở các nhà máy, khu công nghiệp - Sử dụng than có hàm lượng sulfur thấp - Sử dụng nguồn nhiên liệu sạch thay thế dần - Thêm các chính sách bảo vệ môi trường Kết luận: - Mưa acid tạo thành do lượng khí thải SO2, NOX từ các quá trình tiêu thụ than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. - Mưa acid gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và sinh vật. - Cần có các biện pháp tích cực để làm giảm lượng mưa acid |
Tham khảo thảo luận 4
- Mưa acid ảnh hưởng lớn đến thực vật: Khi xảy ra hiện tượng mưa acid, nước sẽ thấm vào đất và hoà tan các chất độc có trong đất, rễ cây hấp thụ chất độc và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đồng thời, nước mưa còn làm trôi đi các chất dinh dưỡng có trong đất, làm cây không thể hấp thụ, sau đó suy yếu và chết. Mưa acid còn tạo ra không khí lạnh và lấy đi lớp phủ bảo vệ sáp của lá, làm cho lá bị hư hỏng và cây không còn khả năng phát triển tốt, dẫn đến chết cây.
- Mưa acid làm xới mòn bề mặt các công trình kiến trúc.
- Mưa acid ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người: Nếu sử dụng nước mưa có chứa acid trong sinh hoạt dễ gây các bệnh về da như nấm, mẩn ngứa, viêm da, .. Đặc biệt, nếu sử dụng mưa acid để chế biển món ăn thì gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ tiêu hoá. Nhiều chất gây hại trong mưa acid dễ thẩm thấu vào thức ăn, có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em. Nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ và từ vong. Các chuyên gia khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng các chất kim loại có trong mưa acid gây ra bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, mưa acid còn làm ảnh hưởng đến sức đề kháng và đường hô hấp của con người, vì trong nước mưa không chứa các chất khoáng thiết yếu cho cơ thể.
- Mưa acid ảnh hưởng đến bầu khí quyển, gây hậu quả không tốt lâu dài đến Trái Đất. Khi mưa acid kéo dài sẽ làm hạn chế tầm nhìn do trong bầu khí quyển hình thành các hạt sulfate, nitrate. Bầu không khí hình thành sương mù acid, ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng của mặt trời. Đặc biệt là ở vùng Bắc Cực, hiện tượng này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của địa y và quần thế tuần lộc, nai tuyết.
- Mưa acid làm giảm khả năng sống, phát triển của các sinh vật sống dưới nước vì làm giảm độ pH của nước ao, hồ. Nếu lượng acid có nhiều trong ao hồ, làm cho những loài sinh vật bị suy yếu và chết dân. Mưa acid còn ảnh hưởng đến nước biến và các loài sinh vật biến. Hiện tượng này gây trở ngại cho các loài cá hấp thụ chất dinh dưỡng, muỗi và oxygen. Ngoài ra, độ pH trong nước biển thấp sẽ gây mất cân bằng muối trong thành phần nước biển. Đống thời, mưa acid làm suy yếu khả năng duy trì nồng độ calcium của sinh vật biến, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, gây biến dạng và suy yếu xương.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của nitricacid
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình 5.4 (hoặc bình hoá chất đựng nitricacid, thảo luận trả lời CH 5,6 SGK trang 31, 32. 5. Quan sát hình 5.4.a cho biết liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3 thuộc loại liên kết gì. Xác định số oxi hóa của nitrogen trong HNO3. Dự đoán vai trò của HNO3 trong phản ứng oxi hóa - khử
6. Tại sao phải bảo quản nitricacid trong lọ tối màu.
- HS nghiên cứu SGK tóm tắt tính chất vật lí của HNO3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 5,6 SGK trang 31, 32. - Thảo luận cặp đôi tóm tắt tính chất vật lí của HNO3 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 5,6 SGK trang 31, 32. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết cấu tạo của HNO3, tính chất vật lí của HNO3 | 2. NITRIC ACID *Tìm hiểu cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của nitricacid Trả lời CH thảo luận 5, 6 SGK trang 31, 32: 5. Các liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HNO3 là liên kết cộng hoá trị phân cực Trong hợp chất HNO3, N có số oxi hóa cao nhất là +5 → Dự đoán HNO3 là một chất oxi hoá mạnh
6. Do HNO3 là một acid kém bền. Trong điều kiện thường, có ánh sáng dung dịch acid đặc bị phân hủy một phần giải phóng khí NO2 khí này tan trong trong dung dịch acid làm cho dung dịch có màu vàng. 4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O Kết luận: HNO3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực, Trong phân tử , số OXH của N là + 5 → dự đoán: HNO3 có tính OXH mạnh HNO3 tinh khiết là - chất lỏng, không màu - bốc khói mạnh trong kk ẩm - D = 1,53 g/cm3 - tos = 86oC HNO3 tan vô hạn trong nước. HNO3 thương mại có nồng độ 68% (D = 1,4 g/cm3) |
-------------------Còn tiếp--------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác