Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt vấn đề: “Sulfur (lưu huỳnh) còn được gọi là lưu hoàng, sinh diêm vàng, diêm sinh, đã được biết đến từ thời cổ đại. Theo em, nguyên tố lưu huỳnh có những tính chất gì và được ứng dụng vào sản xuất đời sống con người như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi khởi động
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra các câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 6: Sulfur và Sulfur dioxide”
Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 35. 1. Quan sát hình 6.1 và 6.2 hãy cho biết trong tự nhiên lưu huỳnh tồn tại ở những dạng chất nào Hình 6.1. Lưu huỳnh trong tự nhiên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 35. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 35. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh | 1. ĐƠN CHẤT LƯU HUỲNH * Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh Trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 35: Ttrong tự trong tự nhiên lưu huỳnh tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất: - Đơn chất: có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng hoặc các khu vực núi lửa. - Hợp chất có nhiều trong các khoáng vật sulfide của Fe, Pb, Zn, muối sulfate, lòng trắng trứng gà,... Kết luận: Trong tự nhiên, lưu huỳnh tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí cơ bản của lưu huỳnh đơn chất
- Cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh
- Câu trả lời cho CH thảo luận 2, 3 SGK trang 36.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 36
2. Quan sát hình 6.3, hãy nêu một số tính chất vật lí của lưu huỳnh 3. Quan sát hình 6.4, mô tả cấu tạo phân tử lưu huỳnh - GV cung cấp thông tin về 2 dạng thù hình phổ biến của lưu huỳnh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 36 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 36 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết cấu tạo, tính chất vật lí của lưu huỳnh | 1. ĐƠN CHẤT LƯU HUỲNH * Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh * Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí cơ bản của lưu huỳnh đơn chất Trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 36 2. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng Ngoài ra, lưu huỳnh đơn chất không tan trong nước 3. Lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo mạch vòng. Tuy nhiên, để đơn giản, người ta dùng kí hiệu S mà không dùng kí hiệu S8 trong các phản ứng hoá học. Kết luận: - Phân tử có 8 nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau tạo mạch vòng. - Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzene, carbon disulfide (CS2),... |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đơn chất
Câu trả lời cho CH thảo luận 4, 5 SGK trang 36, 37.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, thực hiện thí nghiệm 1, 2 nghiên cứu tính chất của lưu huỳnh Thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh - GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất:ống nghiệm chịu nhiệt, bông, kẹp ống nghiệm, thìa nhỏ, đèn cồn, bột lưu huỳnh, bột sắt - GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK - GV lưu ý HS: hơi lưu huỳnh, khí SO2 là khí độc có thể sinh ra trong quá trình phản ứng, khi đốt chú ý nút kín bình chứa, đeo khẩu trang khi làm thí nghiệm. - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi thảo luận trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 36. 4. Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 1. Xác định vai trò của các chất trong phản ứng Fe và S ở thí nghiệm này
- GV thông tin về phản ứng của Hg với S → Ứng dụng xử lý nhiệt kế khi bị vỡ.
Thí nghiệm 2: Lưu huỳnh tác dụng với oxygen - GV phát cho các nhóm dụng cụ và hóa chất: đèn cồn, muôi sắt, bột lưu huỳnh, bình chứa khí oxygen - GV hướng dẫn HS cách tiến hành theo SGK - GV lưu ý HS: khí SO2 là khí độc sau khi đốt chú ý nút kín bình chứa, đeo khẩu trang khi làm thí nghiệm. - GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm rồi thảo luận trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 37. 5. Nêu hiện tượng xảy ra và xác định vai trò của S, O2 trong phương trình hóa học của phản ứng ở thí nghiệm 2. - GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm 1, 2 - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 36, 37. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 4, 5 SGK trang 36, 37. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tính chất hoá học của sulfur | 1. ĐƠN CHẤT LƯU HUỲNH * Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh * Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí của lưu huỳnh * Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đơn chất Thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với lưu huỳnh
Trả lời CH thảo luận 4 SGK trang 36. Hiện tượng: Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng đỏ, xuất hiện chất rắn màu đen. Fe + S FeS Trong phản ứng, Fe đóng vai trò là chất khử, S đóng vai trò là chất oxi hoá
Thí nghiệm 2: Lưu huỳnh tác dụng với oxygen Trả lời CH thảo luận 5 SGK trang 37. 6. Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ màu xanh mờ, lưu huỳnh cháy trong oxygen mãnh liệt hơn cho ngọn lửa màu sáng xanh. Phương trình hóa học: S(s) + O2(g) SO2(g) Trong đó: S là chất khử, O2 là chất oxi hoá Kết luận: Lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử |
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất
- Ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất
- Câu trả lời CH thảo luận 6 SGK trang 37
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu ứng dụng của S theo thảo luận cặp đôi và trả lời CH thảo luận 6 SGK trang 37 6. Hãy nêu một số ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất trong đời sống và sản xuất Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời lời CH thảo luận 6 SGK trang 37
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 6 SGK trang 37 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất
| 1. ĐƠN CHẤT LƯU HUỲNH * Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của lưu huỳnh * Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lí của lưu huỳnh * Tìm hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đơn chất * Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh đơn chất Trả lời CH thảo luận 6 SGK trang 37 - Lưu huỳnh được ứng dụng nhiều trong sản xuất sulfuric acid để sử dụng trong ắc quy, bột giặt. lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng trong sản xuất phân bón. - Với bản chất dễ cháy, lưu huỳnh còn được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa. - Lưu huỳnh nóng chảy được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản phẩm đồ gỗ. Kết luận: Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, dược phẩm, phẩm nhuộm, nông nghiệp,... |
----------------Còn tiếp----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác