Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đặt vấn đề: “Một số loại côn trùng như kiến, ong,... dù rất nhỏ nhưng chỉ với một vết cắn, châm hoặc đốt lại có thể gây hại cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Vậy tại sao lại như vậy?”
GV dẫn dắt vào bài mới.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm HS đưa ra các câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào bài học: “Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến, muỗi… có chứa một lượng formic acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Formic acid là một loại carboxylic acid. Vậy carboxylic acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho carboxylic acid? Tại sao lại bôi nước vôi vào vết côn trùng đốt?... Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu – Bài 19 Carboxylic acid”
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời CH thảo luận thảo luận 1 trang 124. 1. Quan sát hình 19.1, hãy nêu đặc điểm chung về cấu tạo của carboxylic acid, nêu đặc điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo của aldehyde và ketone. - GV hướng dẫn HS lập công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở dựa vào định nghĩa dãy đồng đẳng - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận thảo luận 1 - HS lập công thức chung của aldehyde, ketone - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận thảo luận 1 - Đại diện 2 - 3 HS viết công thức chung của carboxylic acid - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid | 1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP * Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid Trả lời CH thảo luận 1 Đặc điểm về cấu tạo carboxylic acid có chứa một hay nhiều nhóm carboxyl (- COOH) liên kết với carbon (hoặc hydrogen) trong phân tử Điểm khác về cấu tạo của carboxylic acid so với cấu tạo aldehyde và ketone là aldehyde và ketone chỉ có nhóm carbonyl (-C=O) trong khi là nhóm carboxylic acid liên kết trực tiếp với nhóm hydroxyl (-OH) để tạo thành nhóm carboxyl (- COOH) Kết luận: Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với carbon (của gốc hydrocarbon hoặc của nhóm - COOH khác) hoặc nguyên tử hydrogen. Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1COOH (n≥0) hoặc CmH2mO2 (m≥1) |
Hoạt động 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời CH sau 1. Quan sát hình 19.2, hãy nêu đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử acetic acid 2. Trình bày tính chất của acetic acid Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid | 1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP * Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid * Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid - Phân tử acetic acid gồm có nhóm -CH3 liên kết với nhóm -COOH, mang đầy đủ tính chất của carboxylic acid. - Acetic acid nguyên chất là chất lỏng, mùi xốc, dễ gây bỏng da. - Acetic acid đông đặc ở 16oC tạo thành tinh thể giống nước đá gọi là “acetic acid băng”. |
Hoạt động 3: Viết công thức cấu tạo và gọi tên một số carboxylic acid
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 126 2. Dựa vào bảng 19.1, rút ra cách gọi tên carboxylic acid theo danh pháp thay thế. - HS tìm hiểu tên gọi thông thường của một số carboxylic acid Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 126 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 126 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về cách gọi carboxylic acid GV lưu ý: Khi gọi tên Mạch chính là mạch carbon dài nhất chứa nhóm -COOH Đánh số 1 bắt đầu từ nguyên tử carbon có của nhóm -COOH | 1. KHÁI NIỆM - CẤU TRÚC - DANH PHÁP * Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc của carboxylic acid * Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình dạng phân tử và tính chất của acetic acid * Viết công thức cấu tạo và gọi tên một số carboxylic acid * Tên theo danh pháp thay thế : Số chỉ vị trí nhánh - Tên nhánh + Tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ e ở cuối) oic acid * Tên thông thường: Liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng. H-COOH (formic acid); CH3COOH (acetic acid); C2H5COOH propionic acid); CH2=CH-COOH (acrylic acid); HOOC-COOH (oxalic acid); C6H5COOH (benzoic acid)... |
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm về trạng thái, nhiệt độ sôi và tính tan của carboxylic acid
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127. 3. So sánh nhiệt độ sôi của butanoic acid với nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau. Giải thích. 4. Vì sao acetic acid tan vô hạn trong nước? - Yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của hợp chất carbonyl Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127. - Tóm tắt tính chất vật lí của carboxylic acid. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK trang 127. - 1 - 2 HS trình bày tính chất vật lí của carboxylic acid. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của carboxylic acid. GV thông tin: Mỗi acid có vị chua riêng: acetic acid có vị chua của giấm, oxalic acid tạo vị chua của me, citric acid tạo vị chua của chanh,... | 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ * Tìm hiểu đặc điểm về trạng thái, nhiệt độ sôi và tính tan của carboxylic acid Trả lời CH thảo luận 3, 4 SGK 3. Nhiệt độ sôi của carboxylic acid cao hơn so với nhiệt độ sôi của các chất có cùng số nguyên tử carbon Do carboxylic acid có khả năng tạo thành liên kết hydrogen bền vững hơn alcohol nên có nhiệt độ sôi cao hơn so với nhiệt độ sôi của alcohol tương ứng. Giữa các phân tử aldehyde, ketone và hydrocarbon không có liên kết hydrogen nên có nhiệt độ sôi thấp hơn. 4. Nhờ khả năng tạo liên kết hydrogen với nước, các carboxylic acid đầu dãy như acetic acid tan vô hạn trong nước Kết luận: - Trạng thái: là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường - Nhiệt độ sôi của các acid tăng theo chiều tăng của phân tử khối và cao hơn nhiệt độ sôi của các alcohol, aldehyde, ketone có cùng số nguyên tử C vì có liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hoặc nhiều phân tử. - Tính tan: Độ tan của các acid giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. Trong đó carboxylic acid đầu dãy như formic acid, acetic acid,...tan vô hạn trong nước. |
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác