Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

+ Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội.

  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mở đầu trong SGK tr.89 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.89:

Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh, định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.

 + Chính sách của nhà nước thể hiện bình đẳng tôn giáo: mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt Đạo Giáo hay Đạo Phật hay không theo đạo. Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người Thiên Chúa Giáo tham gia vào hoạt động của nhà nước như: quân đội, chính trị...

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hóa, giáo dục. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nêu được các ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong một số lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, giáo dục.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các trường hợp trong SGK tr.89-91 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về:

- Các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo dựa trên quy định của pháp luật.

- Các ví dụ thực tế về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong một số lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, giáo dục.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Em hãy cho biết nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên.

+ Em hãy nêu ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.89-90, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: (Đính kèm cuối hoạt động 1).

- GV mời HS nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

a. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hoá, giáo dục.

+ Các dân tộc bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia

quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo

luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.

+ Các dân tộc bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Các dân tộc bình đẳng về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.

Nhiệm vụ 2: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin trên.

+ Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, quan sát biểu đồ SGK tr.91, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi:

- GV mời HS nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hiến định:

+ Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.

- Gợi ý trả lời câu hỏi SGK – tr90:

+ Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc:

  • Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hoá, giáo dục.
  • Các dân tộc bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
  • Các dân tộc bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Các dân tộc bình đẳng về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, phát huy. Các dân chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà.

+ Ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục:

  • Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền

lực nhà nước ở trung ương và địa phương.

  • Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
  • Chính sách học bổng và cộng thêm điểm ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc khi thi và vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
  • Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy.

- Gợi ý trả lời câu hỏi SGK – tr91:

+ Biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hiến định:

  • Hiến pháp năm 2013 quy định các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo. Những nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo của Hiến pháp năm 2013 được cụ thể hoá trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
  • Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
  • Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
  • Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo; các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, chấp hành pháp luật...

+ Một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; ...

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.91,92 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK để thực hiện yêu cầu:

 Cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SGK tr.91 - 92, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội:

·      Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

·      Tạo sức mạnh phát triển đất nước, xã hội.

·      Phát huy các giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, dân tộc.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội

- Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

  1. Mục tiêu: HS nêu được hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.92 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về hành vi của anh M.

+ Em biết những hành vi nào khác vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận các hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SGK tr.84 - 85, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận quy định xử phạt các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hành vi của anh M là hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, theo đó, anh M đã có hành vi gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo A với những người không theo tôn giáo.

+ Các hành vi khác vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

·      Gây hằn thù, kì thị, chia rẽ, li khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

·      Gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội.

- GV mời HS nêu các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hành vi vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

- Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (như kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật,...) tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

 

Hoạt động 4: Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân

  1. Mục tiêu: HS thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.92 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm, quan sát biểu đồ, đọc trường hợp trong SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khoá thể hiện chính sách nào của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo? Chính sách đó có ý nghĩa gì?

+ Việc làm của anh B trong trường hợp trên có phải là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SGK tr. 85, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khoá thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền bình đẳng giữa các dân tộc; phát huy quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

+ Việc làm của anh B trong trường hợp là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì anh B đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để giúp cho tổ chức tôn giáo của mình được thành lập, công nhận và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- GV mời HS nêu các việc làm thể hiện thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân

- Công dân cần đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn như: gây thù hằn, chia rẽ giữa các dân tộc, gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo tôn giáo khác nhau,... để phòng tránh, không thực hiện hành vi vi phạm.

- Học sinh cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo để thực hiện đúng các quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và tuyên truyền, vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nhận diện và giải thích về các nhận định liên quan đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay