Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 9: Văn hoá tiêu dùng

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Văn hoá tiêu dùng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

BÀI 9. VĂN HÓA TIÊU DÙNG

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  • Mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn đề về văn hóa tiêu dùng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hóa tiêu dùng.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có văn hóa; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hóa.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hóa tiêu dùng; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hóa.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hóa tiêu dùng.
  • Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hóa.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về văn hóa tiêu dùng;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.60.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ của HS về một số hành vi tiêu dùng có văn hóa ở Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ cùng các bạn một số hành vi tiêu dùng có văn hóa ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

Một số hành vi tiêu dùng có văn hóa ở Việt Nam:

+ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

+ Sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Xây dựng văn hoá tiêu dùng góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh và hội nhập.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 9. Văn hóa tiêu dùng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.60-61 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.60-61 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh trong xã hội hiện nay có trò như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế và xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.60-61 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

Xu hướng tiêu dùng của sản phẩm xanh trong xã hội hiện nay có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững, tạo ra các sản phẩm tốt cho sức khỏe và lan tỏa lối sống xanh, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường.

- GV mời HS nêu vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng là mục đích, động lực của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khái niệm văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.61 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SGK tr.61 và trả lời câu hỏi:

Em hãy xác định yếu tố hình thành văn hoá tiêu dùng trong các thông tin trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cách hiểu của em về văn hoá tiêu dùng là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.61, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm văn hóa tiêu dùng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

Yếu tố hình thành văn hóa tiêu dùng trong các thông tin trên:

+ Sở thích

+ Mong muốn

+ Tiêu chí lựa chọn hàng hóa

+ Tập quán tiêu dùng

+ ...

- GV mời HS nêu khái niệm văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng

Là tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mức, tâm lí tạo nên tập quán tiêu dùng biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định.

Hoạt động 3: Vai trò của văn hóa tiêu dùng

  1. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.62 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về vai trò của văn hóa tiêu dùng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của văn hóa tiêu dùng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SGK tr.62 và trả lời câu hỏi:

Văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.62, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Thông tin: Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và tiêu dùng, tiếp thu các giá trị hiện đại.

+ Trường hợp: Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

- GV mời HS nêu vai trò của văn hóa tiêu dùng.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Vai trò của văn hóa tiêu dùng

- Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và tiêu dùng, tiếp thu các giá trị hiện đại.

- Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.

Hoạt động 4: Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS mô tả được một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, trường hợp, quan sát biểu đồ trong SGK tr.62-64 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin, trường hợp, quan sát biểu đồ và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát biểu đồ và cho biết sự thay đổi số lượng người mua sắm trực tuyến của Việt Nam qua các năm.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy trình bày đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện qua các thông tin, trường hợp trên.

- GV rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp, quan sát biểu đồ SGK tr.62-64, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Sự thay đổi số lượng người mua sắm trực tuyến của Việt Nam qua các năm từ 2016 – 2020: có xu hướng tăng nhanh.

+ Đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam thể hiện qua các thông tin, trường hợp:

●     Thông tin 1: tính kế thừa

●     Thông tin 2: tính thời đại

●     Trường hợp 1: tính hợp lí

●     Trường hợp 2: tính giá trị

- GV mời HS nêu đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4. Một số đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam

- Tính kế thừa: Trong tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Tính giá trị: Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp

- Tính thời đại: Thói quen, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

- Tính hợp lí: Tiêu dùng dựa trên giá cả hàng hóa, thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng

 

Hoạt động 5: Biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

Thực hiện tiêu dùng có văn hóa

  1. Mục tiêu: HS mô tả được các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.64-65 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.64-65 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để xây dựng văn hóa tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng?

+ Nhóm 3, 4: Mục đích và ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt" là gì?

+ Nhóm 5, 6: Chủ thể trong các trường hợp trên đã làm gì để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.64-65 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

Thông tin 1, Thông tin 2: Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Trường hợp 2: Người tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

- GV mời HS nêu các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

5. Biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng

- Đối với Nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

- Đối với doanh nghiệp: Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

- Đối với người tiêu dùng: Có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến văn hóa tiêu dùng.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1.  Em hãy cho biết khái niệm của văn hóa tiêu dùng?

  1. Là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, nó thể hiện các giá trị văn hóa của con người Việt Nam trong tiêu dùng cá nhân và trong tiêu dùng sản xuất
  2. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân
  3. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc
  4. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân

Câu 2. Người Việt Nam thường có thói quen mua sắm nhộn nhịp vào các dịp nào trong năm?

  1. Khi cả nhà tụ họp đông vui
  2. Vào các dịp cuối tuần
  3. Vào các dịp lễ tết dài ngày
  4. Các ngày hội giảm giá

Câu 3. Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  1. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
  2. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên
  3. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
  4. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường

Câu 4. Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có đặc điểm gì?

  1. Có tính bền vững
  2. Có tính dịch chuyển
  3. Có tính di động cao
  4. Có tính thay đổi

Câu 5. Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?

  1. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
  2. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng
  3. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ
  4. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về văn hóa tiêu dùng để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 9: Văn hoá tiêu dùng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Văn hoá tiêu dùng, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay