Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 8: Đạo đức kinh doanh

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Đạo đức kinh doanh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

BÀI 8. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  • Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh, phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò và các biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh doanh.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến đạo đức kinh doanh.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của người kinh doanh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế liên quan đến đạo đức kinh doanh trong đời sống xã hội; vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề liên quan đến biểu hiện và vai trò của đạo đức kinh doanh; biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh; vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực và có trách nhiệm thực hiện đạo đức kinh doanh khi có cơ hội được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin về đạo đức kinh doanh;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết của bản thân về nội dung các câu được trích trong SGK tr.54.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ hiểu biết của HS về nội dung các câu trong SGK.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SGK tr.54:  Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nội dung các câu dưới đây:

+ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi.

+ Phải thì mua, vừa thì bán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Sự “vui lòng, vừa lòng” của khách hàng là kết quả của thái độ giao tiếp, chất lượng sản phẩm, tinh thần phục vụ, thể hiện văn minh thương mại trong kinh doanh.

+ Phù hợp, thuận lợi cho cả người mua và người bán; bên mua và bên bán hoàn toàn thoả thuận với nhau.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Đạo đức kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, tồn tạo và phát triển. Nâng cao đạo đức kinh doanh còn mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, người lao động và sự phát triển bền vững, Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của đạo đức kinh doanh giúp chúng ta thực hiện các việc làm đúng, xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Đạo đức kinh doanh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

  1. Mục tiêu: HS nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.54-56, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.54-55.

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.54-55 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi trong thông tin.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy nhận xét việc làm của Công ty T trong trường hợp 1.

+ Nhóm 5, 6: Em hãy nhận xét việc làm của Công ty D trong trường hợp 2.

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết sau khi tìm hiểu thông tin, trường hợp, trả lời câu hỏi: Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội? Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh? Đạo đức kinh doanh có vai trò gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.54-56 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin: Việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi đã thể hiện đạo đức trong kinh doanh: luôn giữ chữ tín, có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

+ Trường hợp 1: Công ty T đã giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

+ Trường hợp 2: Công ty D đã vi phạm đạo đức kinh doanh bằng việc bơm dịch thải lỏng của nhà máy sản xuất, xả trực tiếp vào sông không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt, gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.

+ Ảnh hưởng:

●     Những việc làm tuân thủ đạo đức trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng tích cực, tác động tốt;

●     Những việc làm vi phạm đạo đức kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực, gây hại đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội.

+ Phẩm chất của người kinh doanh:

●     Lấy chữ “tín” làm đầu, giữ lòng tin

●     Sẵn sàng tiếp thu cái mới

●     Luôn hướng về phía trước

●     Liên tục có ý tưởng

- GV mời HS nêu quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

- Khái niệm:

Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Vai trò:

+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của chủ thể theo hướng tích cực;

+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng;

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp;

+ Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.

Hoạt động 2: Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

  1. Mục tiêu: HS chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh và đánh giá các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp SGK tr.56 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Hoạt động 1, đọc trường hợp SGK tr.56 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp 1.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp 2.

+ Nhóm 5, 6: Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong trường hợp 3.

- GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết bản thân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh họa.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ mở rộng: Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SGK tr.56, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS vận dụng hiểu biết để liệt kê thêm các biểu hiện, hành vi theo yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Trường hợp 1: Việc làm của công ty A phù hợp với đạo đức kinh doanh.

Biểu hiện: trung thực về chất lượng đã cam kết; giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu của khách hàng; thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm.

+ Trường hợp 2: Việc làm của công ty B phù hợp với đạo đức kinh doanh.

Biểu hiện: Luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết đối với người lao động.

+ Trường hợp 3: Việc làm của công ty P không phù hợp với đạo đức kinh doanh.

Biểu hiện: Mua máy móc, nguyên liệu, bao bì, tem nhãn để sản xuất, đóng gói mĩ phẩm ghi nhãn của một số cơ sở trong và ngoài nước, sau đó bán kiếm lời.

- GV mời HS nêu biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.

- Trong mối quan hệ cụ thể:

+ Giữa chủ thể sản xuất và khách hàng: giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;...

+ Giữa chủ thể sản xuất với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng theo cam kết, công bằng,...

+ Giữa các chủ thể sản xuất: hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1.  Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?

  1. Trách nhiệm
  2. Trách nhiệm và trung thực
  3. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
  4. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích

Câu 2. Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?

  1. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh
  2. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn
  3. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển
  4. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh

Câu 3. Phẩm chất gì được thể hiện trong ý sau đây “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội”?

  1. Trung thực
  2. Trách nhiệm
  3. Có nguyên tắc
  4. Gắn kết các lợi ích

Câu 4. Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?  

  1. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên cùng nhau cố gắng
  2. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông Q luôn để công nhân của mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ
  3. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ôn Q được thể hiện ở chỗ ông luôn thực hiện đúng các quy định mà mình đã đề ra
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 8: Đạo đức kinh doanh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Đạo đức kinh doanh, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay