Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Thị trường lao động, việc làm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

BÀI 5. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các khái niệm: lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm.
  • Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
  • Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong giải quyết vấn đề lao động, việc làm; xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
  • Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân khi tham gia thị trường lao động, việc làm.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về lao động và việc làm, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, việc làm; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến lao động, việc làm, để có được việc làm phù hợp trong tương
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động để tạo việc làm phù hợp với lứa tuổi.
  • Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin thể hiện về thị trường lao động, việc làm;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ và thực hiện yêu cầu (phần Mở đầu SGK tr.34).

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ hiểu biết của HS về các câu tục ngữ, thành ngữ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ SGK tr.34: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây:

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra những hiểu biết về các câu thành ngữ, tục ngữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu trả lời:

+ Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay: có của mà không làm thì rồi cũng hết, có một nghề giỏi trong tay thì suốt đời không lo bị đói. Ruộng đất rộng, tiền của nhiều chưa hẳn là sung sướng, vì còn sợ lo mất trộm, có ngày phải đói, nhưng có sẵn một nghề trong tay thì không sợ đói.

+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề: chúng ta chỉ nên tập trung vào một công việc nhất định và làm cho tốt nó, không nên có suy nghĩ làm nghề này rồi lại chuyển nghề khác. Bạn cần phải cố gắng học hỏi, theo đuổi và phấn đấu cho công việc đó. Một khi bạn đã lựa chọn là phải chinh phục được nó và có những hài lòng nhất định.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động và việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số về lao động, việc làm phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và mức sống dân cư của một đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu về lao động và việc làm sẽ giúp cho công dân có được sự chuẩn bị, hoàn thiện bản thân khi tham gia thị trường lao động và lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Thị trường lao động, việc làm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm lao động

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.35 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm lao động
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK tr.35 và trả lời các câu hỏi:

Theo em, để sản xuất muối, diêm dân cần có những yếu tố nào?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là lao động?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.35 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý câu trả lời:

Để sản xuất muối, diêm dân cần có sức khỏe, kiến thức, kinh nghiệm, sử dụng thành thạo công cụ lao động, cải tạo ruộng và sử dụng tốt phương pháp truyền thống.

- GV mời HS nêu khái niệm lao động.

- Các HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.

 

 

Hoạt động 2: Khái niệm thị trường lao động

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thị trường lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ, đọc trường hợp SGK tr.35 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về khái niệm thị trường lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm thị trường lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS quan sát biểu đồ, đọc thông tin SGK tr.35 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Qua biểu đồ, em hãy nhận xét về sự biến động của lực lượng lao động theo quý từ năm 2020 - 2022.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy chỉ ra những yếu tố hình thành thị trường lao động trong trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Nêu cách hiểu của em về thị trường lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát biểu đồ, đọc thông tin SGK tr.35, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về khái niệm thị trường lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Lực lượng lao động theo quý từ năm 2020-2022 có sự biến động gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thấp nhất là 49,1 triệu lao động vào Quý III năm 2021.

+ Những yếu tố hình thành thị trường lao động trong các trường hợp:

●     Hội chợ việc làm: nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập quan hệ lao động về việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa công ty và anh P.

●     Anh P: người lao động, đang tìm kiếm việc làm.

●     Công ty: cung cấp việc làm và sẵn sàng tuyển dụng, thuê mướn lao động.

●     Hợp đồng lao động giữa anh P và công ty.

- GV mời HS nêu khái niệm thị trường lao động.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Khái niệm thị trường lao động

Là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập quan hệ lao động về việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động với người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hoạt động 3: Khái niệm việc làm

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm việc làm
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.36 và trả lời các câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Dựa trên Điều 3 Luật Việc làm năm 2013, em hãy cho biết việc gia đình anh A tham gia hoạt động lao động mang lại thu nhập có được gọi là việc làm không?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là việc làm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.36, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm đưa ra câu trả lời:

Dựa trên Điều 3 Luật Việc làm năm 2013, việc gia đình anh A tham gia hoạt động lao động mang lại thu nhập được gọi là việc làm. Bởi vì việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.

- GV rút ra kết luận về khái niệm việc làm.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Khái niệm việc làm

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không vi phạm pháp luật.

Hoạt động 4: Khái niệm thị trường việc làm

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thị trường việc làm.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp kết hợp quan sát biểu đồ trong SGK tr.36-37 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm thị trường việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm thị trường việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc trường hợp và quan sát biểu đồ SGK tr.36-37 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Số lao động có việc làm theo quý từ năm 2019 - 2021 có biến động như thế nào qua biểu đồ trên?

+ Nhóm 3, 4: Trong trường hợp trên, thị trường việc làm được hình thành từ những yếu tố nào?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thị trường việc làm là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp, quan sát biểu đồ trong SGK tr.36-37 và thực hiện các yêu cầu.

- HS đưa ra kết luận về khái niệm thị trường việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Số lao động có việc làm theo quý từ năm 2019 - 2021:

+ Từ quý I năm 2019 đến quý quý IV năm 2019 có sự tăng nhẹ.

+ Từ quý I năm 2020 đến quý II năm 2020 giảm mạnh.

+ Từ quý III đến quý IV năm 2022 có sự tăng lên đến quý I năm 2021 lại giảm.

Thị trường việc làm được hình thành từ những yếu tố sau:

+ Hợp đồng lao động

+ Người sử dụng lao động

+ Người lao động.

- GV mời HS nêu khái niệm thị trường việc làm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Khái niệm thị trường việc làm

Là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc.

Hoạt động 5: Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

  1. Mục tiêu: HS chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SGK tr.37 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc trường hợp SGK tr.37 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong trường hợp 1.

+ Nhóm 3, 4: Em hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong trường hợp 2.

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp, quan sát biểu đồ trong SGK tr.36-37 và thực hiện các yêu cầu.

- HS đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm:

- Trường hợp 1: Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng: Tại nước H, khi lực lượng lao động trên thị trường lao động tăng, Chính phủ đã thực hiện những chính sách kích thích sản xuất. Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất đã thúc đẩy việc làm tăng

- Trường hợp 2: Thị trường việc làm tăng thúc đẩy thị trường lao động tăng: Tại nước B, sản xuất kinh doanh tăng trưởng, doanh nghiệp tăng cung ứng việc làm, từ đó, thúc đẩy số lao động

- GV mời HS nêu mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

5. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

- Giữa thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau:

+ Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng.

+ Thị trường việc làm tăng thúc đẩy thị trường lao động tăng.

 

Hoạt động 6: Xu hướng tuyển dụng lao động thị trường

  1. Mục tiêu: HS nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin kết hợp quan sát biểu đồ trong SGK tr.38-39 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc trường hợp và quan sát biểu đồ SGK tr.38-39 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua thông tin trên?

+ Nhóm 3, 4: Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên?

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp, quan sát biểu đồ trong SGK tr.36-37 và thực hiện các yêu cầu.

- HS đưa ra kết luận về k xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên:

+ Cơ cấu lao động ngành nông, lâm, thủy sản giảm tỉ trọng qua các năm.

+ Cơ cấu lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng tỉ trọng qua các năm.

+ Cơ cấu lao động ngành dịch vụ tăng tỉ trọng qua các năm và chiếm tỉ lệ cao nhất.

- GV mời HS nêu xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Xu hướng tuyển dụng lao động thị trường

- Theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại.

- Chú trọng lao động chất lượng cao.

-> HS cần hoàn thiện bản thân, tìm hiểu, lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực và khả năng của mình, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để sẵn sàng tham gia thị trường lao động, việc làm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến thị trường lao động, việc làm.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập.
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Thị trường lao động, việc làm, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay