Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Năng lực cần thiết của người kinh doanh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7. NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  • Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề giải quyết; biết tổng hợp các nguồn thông tin độc lập để tăng độ tin cậy cho ý tưởng mới.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tìm hiểu và nhận biết được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Học hỏi, thu tập kiến thức và rèn luyện bản thân để có những năng lực cần thiết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực, tự giác.
  • Nghiêm túc rèn luyện việc tìm hiểu về năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK tr.50 và thực hiện yêu cầu.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về câu chuyện thành công của một doanh nhân và các yếu tố mang lại sự thành công đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SGK tr.50: Em hãy chia sẻ câu chuyện về một doanh nhân thành công. Theo em, yếu tố nào đã mang lại sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, vận dụng hiểu biết hoặc tham khảo sách, báo, internet,... để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS chia sẻ câu chuyện.

Gợi ý: Richard Branson

+ Ông là chủ của Tập đoàn Virgin nổi tiếng thế giới, sở hữu khối tài sản 5,3 tỷ USD theo thống kê của Forbes.

+ Từ nhỏ, Branson từng mắc bệnh khó đọc và học rất kém ở trường. Ông phải bỏ học vào năm 16 tuổi. Dù bỏ học giữa chừng, Branson bắt đầu kinh doanh rất sớm. Ông trở thành triệu phú năm 23 tuổi và sau đó xây dựng Virgin thành một đế chế với hàng trăm công ty.

+ Ông chia sẻ dấn thân vào kinh doanh không phải để làm giàu mà là để thử thách trong cuộc sống.

+ Những yếu tố đã mang lại sự thành công cho ông: Ông có ý tưởng kinh doanh từ rất sớm; Không ngại gian khó, thất bại; Lập kế hoạch cho bản thân.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong kinh doanh, năng lực của người kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Người có năng lực kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, trở ngại. Vậy người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết nào và làm sao phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân để phát triển, tự tin bước vào lĩnh vực kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

  1. Mục tiêu: HS nêu được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.50-51, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.50-51 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Từ thông tin trên, em hãy xác định khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can.

+ Nhóm 3, 4: Cụ Lương Văn Can đã tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK tr.50-51 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can: Nam Vang chính là một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ, hàng hoá sơ sài và việc buôn bán không mấy được chú trọng phát triển.

+ Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh:

●     Tìm hiểu thị trường rất cặn kẽ, giá cả các mặt hàng hiếm ở Nam Vang và so sánh với giá cả hàng hoá ở Việt Nam;

●     Mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường;

●     Thiết lập một đường dây thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang.

- GV mời HS nêu những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Năng động, sáng tạo

- Chuyên môn, nghiệp vụ

- Quản lí, lãnh đạo

- Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin

- Dự báo và kiểm soát rủi ro

- Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên,...

Hoạt động 2: Đánh giá năng lực của người kinh doanh

  1. Mục tiêu: HS phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình, đọc trường hợp SGK tr.51-52 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về phân tích được năng lực kinh doanh của HS.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong kinh doanh, việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi HS là một nhà kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát mô hình, đọc trường hợp SGK tr.51-52 và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ông T trong kinh doanh qua trường hợp trên.

- GV yêu cầu HS sử dụng mô hình SWOT và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát mô hình, đọc trường hợp SGK tr.51-52 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ bản thân, sử dụng mô hình SWOT để đánh giá bản thân khi tham gia kinh doanh.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2  HS trả lời câu hỏi:

Điểm mạnh:

+ Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của ông T

+ Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm lâu năm

+ Công nghệ sản xuất phát triển hệ thống trang web của ông

+ Khả năng thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt của sản phẩm

Điểm yếu:

+ Không có nhiều thông tin về vấn đề kỹ thuật của sản phẩm

+ Giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền của vật liệu gạch có thể không cao

Cơ hội:

+ Nhu cầu về lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng

+ Công nghệ sản xuất và phát triển hệ thống trang web

+ Khả năng thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt của sản phẩm.

Thách thức:

+ Không có nhiều thông tin về vấn đề kỹ thuật của sản phẩm

+ Giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền của vật liệu gạch có thể không cao

+ Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường

- GV mời một số HS đánh giá bản thân khi tham gia kinh doanh.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Đánh giá năng lực của người kinh doanh

Đánh giá năng lực của người kinh doanh cần dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, khả năng nắm bắt được cơ hội và giải quyết những thách thức của thị trường.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến năng lực kinh doanh.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1.  Theo em, việc có năng lực tạo dựng mối quan hệ sẽ giúp ích cho việc kinh doanh như thế nào?

  1. Tìm kiếm được nhiều người mua hàng hơn
  2. Có được các sự giúp đỡ cần thiết, học tập thêm được nhiều kinh nghiệm
  3. Có nhiều người cùng chí hướng
  4. Thực hiện được các nhiệm vụ kinh doanh một cách nhanh chóng

Câu 2. Để tạo ra được sự mới mẻ trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh chủ thể kinh doanh cần có những gì? 

  1. Có được bằng cấp cao trong việc học tập
  2. Có sự quen biết sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh
  3. Có tư duy mới mẻ và sự kết hợp thực tiễn
  4. Có được năng lực lãnh đạo

Câu 3. Vì sao cần phải có năng lực dự báo và kiểm soát rủi ro trong kinh doanh?

  1. Giúp cho doanh nghiệp đó có thêm việc cho nhân viên làm
  2. Góp phần đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp
  3. Xây dựng được các hàng rào tránh khỏi các nguy hiểm tiềm ẩn, giảm thiểu tối đa các tác động khi có các tác động tiêu cực xảy ra
  4. Giúp doanh nghiệp không gặp phải các vấn đề tiêu cực

Câu 4. Gần đây nhận thấy các bạn học sinh rất thích thú với những món ăn vặt như khoai tây chiên, trứng gà nướng,… ông P quyết định mở một gian hàng ăn vặt cạnh trường học để kiếm thêm thu nhập. Theo em, ông P đã vận dụng điều gì để có thể đưa được ra phương án kinh doanh cho mình?

  1. Ông P đã dựa vào kĩ năng nắm bắt thông tin của mình để đưa ra được ý tưởng kinh doanh phù hợp
  2. Ông P dã dựa vào khả năng lãnh đạo của bản thân để có được cách dẫn dắt quán ăn của mình
  3. Ông P đã dựa vào những mối quan hệ mà mình có được để tìm ra được phương án kinh doanh phù hợp
  4. Ông P đã dựa vào sự nhạy bén trong việc vận hành vốn đầu tư để đưa ra được chính sách kinh doanh hiệu quả.

Câu 5. Để có thể tiếp cận được với đối tượng khách hàng là người trẻ và P có thực hiện một số kế hoạch quảng cáo các mặt hàng, ngoài ra đưa ra một số chính sách giảm giá để thu hút các bạn trẻ đến trải nghiệm các dịch vụ tại quán. Chiến dịch của bà P được các bạn trẻ nhiệt tình đón nhận ý tưởng. Theo em việc đưa ra các chính sách mới để gần gũi hơn với các bạn trẻ của bà P được vận dụng từ các kĩ năng thực tế nào?

  1. Nhờ vào kĩ năng quan sát thị trường của bà P
  2. Dựa vào kĩ năng lực tìm kiếm dòng vốn trong thị trường
  3. Dựa vào khả năng lãnh đạo của bà P
  4. Dựa vào các kĩ năng thiết lập mối quan hệ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về năng lwucj kinh doanh để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

C

A

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK tr.52-53)

Nhiệm vụ 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bài tập 1 dưới dạng Phiếu học tập:

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Năng lực cần thiết của người kinh doanh, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay