Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong một số tình huống đơn giản.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong một số tình huống đơn giản.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS có hứng thú học tập, giúp HS có hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân, chia sẻ những vấn đề liên quan đến xâm nhập chỗ ở bất hợp hợp.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các hành vi xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp mà HS biết trong đời sống.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS video liên quan đến việc xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp: https://www.youtube.com/watch?v=_9gDLIrQH0w

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Theo em, việc xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp có phải là hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Tại điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có quy định như sau: “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác”. Vì vậy hành vi xâm nhập chỗ ở bất hợp pháp là hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hiện nay, bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền tự do cơ bản của mỗi con nhân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Vì vậy mỗi một hành vi xâm phạm đến chỗ ở của công dân trái phép đều cần được nghiêm trị. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Lí giải được các hành vi trong thực tế có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 135 - 136 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin 1 và 2 SGK 135 - 136 để trả lời các câu hỏi: Em có biết quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, đọc trường hợp SGK tr.136 và trả lời câu hỏi: Theo em, việc làm của làm của A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hay không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.135 - 136, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận, khái quát quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.  

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3  cặp đôi HS trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của A không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở vì A đã có hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa được sự đồng ý/ cho phép của người đó.

+ Một số quy định không phù hợp với quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Ngoài các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); các quy định có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở còn được ghi nhận ở Luật cư trú năm 2020 (khoản 1 Điều 2) Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012 hay Nghị định 144/2021/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình.

- Các  cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền tự do cơ bản của mỗi công dân. Vì vậy mỗi công dân đều được pháp luật bảo hộ về chỗ ở góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cá nhân.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:

+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục nhất định.

- Mọi người có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

 

Hoạt động 2: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Xác định được pháp luật xử lí như thế nào đối với hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm theo 4 nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 136 - 137 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.136 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2 : Đọc trường hợp 1 SGK tr. 137 và trả lời câu hỏi:

* Em hãy cho biết hành vi của anh B, anh N có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không?

* Theo em, anh B, anh N có bị pháp luật xử lí không? Vì sao?

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 SGK tr.136 và trả lời câu hỏi:

* Em hãy cho biết hành vi nào của ông C có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

* Theo em, ông C có bị pháp luật xử lí không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra đánh giá một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- GV cung cấp thêm cho HS một số video liên quan đến hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

Chủ trọ vứt quần áo, đuổi khách thuê ra khỏi nhà

Nhóm đòi nợ thuê hùng hổ náo loạn nhà dân

 lớn tiếng đòi nợ

https://www.youtube.com/watch?v=DOanhIoMkoU

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.136 - 137, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

-  Các nhóm HS rút ra đánh giá một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ  các nhóm HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét hành vi của các nhân vật trong trường hợp:

* Trường hợp 1: Anh B, anh N đã dùng vũ lực đe dọa, ở lại nhà bà A khi không có sự đồng ý của bà là hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

* Trường hợp 2: Hành vi đuổi công nhân ra khỏi khu tập thể, đồng thời vứt bỏ đồ đạc của họ của ông C là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Theo quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi của anh B, anh N và ông C có thể bị pháp luật xử lí.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận: Những hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là những hành vi trái pháp luật theo quy định của các Bộ luật, Hiến pháp và cần nghiêm cấm các hành vi ảnh hưởng đến quyền tự do cơ bản của công dân.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Hoạt động 3: Hậu quả 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm theo 4 nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong mục a SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.136 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc trường hợp 1 SGK tr. 137 và trả lời câu hỏi: Theo em, hành vi của nhân vật trong trường hợp trên gây ra hậu quả gì?

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 SGK tr.137 và trả lời câu hỏi: Theo em, hành vi của nhân vật trong trường hợp trên gây ra hậu quả gì?

- GV cung cấp thêm cho HS một số video liên quan đến cách giải quyết khi bị vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr. 137, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét hành vi của các nhân vật trong trường hợp:

* Trường hợp 1: Hành vi của ông T gây ra các hậu quả sau: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của ông K bị xâm phạm; hậu quả pháp lí đối với chính ông T: bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

* Trường hợp 2: Hành vi của bà V xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, gây thiệt hại về tài sản cho chị H.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3.1 Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hoạt động 4: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm các nhóm 4, đọc các thông tin, trường hợp trong mục b SGK trang 138 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm 4.

- GV yêu cầu các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.138 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết ý kiến của em về việc làm của A và H.

+ Em hãy cho biết những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về việc nên hoặc không nên làm để tránh vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Gõ cửa trước khi vào

Không nên thực hiện các hành vi xâm nhập chỗ ở của người khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr. 137, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét hành vi của các nhân vật trong trường hợp:

* Việc làm của A thể hiện sự chủ động trong việc tôn trọng và thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; việc làm của H thể hiện sự không tôn trọng và có thể dẫn tới hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

* Những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

+ Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Lên án các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Phát hiện, ngăn chặn hoặc báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở..

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận về trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3.2 Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

+ Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Lên án các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Phát hiện, ngăn chặn hoặc báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

+ Học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

+ Tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay