Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mở đầu trong SGK tr.97 và thực hiện yêu cầu:
Em hãy cho biết các hình ảnh sau thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.97:
Em hãy cho biết các hình ảnh sau thể hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh 1: quyền tự do ngôn luận, tham gia góp ý vào các hoạt động xây dựng Nhà nước.
+ Hình ảnh 2: Nghĩa vụ tham gia góp ý về các dự án, sửa đổi bổ sung Luật, ...
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đèn soi sáng cho đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã quy định như sau: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Do đó, mỗi công dân có quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Hoạt động 1: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 98 – 99 và thực hiện yêu cầu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK để thực hiện các yêu cầu: + Em hãy cho biết nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội qua các thông tin trên. + Cho biết xã A, anh B có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Giải thích vì sao. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.98-99, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận, khái quát một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội qua các thông tin: · Điều 28 Hiến pháp năm 2013. · Ở phạm vi cả nước, công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng các hình thức: Thảo luận và biểu quyết vấn đề quan trọng khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, tham gia ý kiến về dự thảo luật. · Ở phạm vi cơ sở, nhân dân theo dõi những nội dung công khai; bàn và quyết định; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; giám sát. + Xã A và anh B thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì: · Xã A tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của nhân dân về phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án nâng cấp kênh tiêu, đây là những vấn đề ở phạm vi cơ sở mà nhân dân được tham gia ý kiến dân được trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định. · Anh B tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi, đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật. - GV mời HS nêu một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. + Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. + Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: theo dõi những nội dung công khai; bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các cuộc họp cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật. - Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội của người khác; không lợi dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội đề vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.99 và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK để thực hiện yêu cầu: Chỉ ra những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên, cho biết hậu quả của những hành vi này. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin SGK tr.99, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Một số cán bộ xã P đã tự ý thu tiền xây dựng nông thôn mới là 300 triệu đồng từ các hộ dân mà không có chủ trương của xã, vi phạm các quy định và cách thức huy động tiền đóng góp của người dân. + Hậu quả: Hành vi của các cán bộ này đã bị Uỷ ban nhân dân xã P tiến hành kiểm điểm và xử lí kỉ luật. - GV mời HS nêu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. |
Hoạt động 3: Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.99 - 100 và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Theo em, việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có phải là thực hiện quyền công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Vì sao? + Em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật, Uỷ ban nhân dân phường D trong các trường hợp trên? - GV hướng dẫn HS rút ra đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin SGK tr.99 - 100, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: (Đính kèm dưới hoạt động 3) - GV mời HS đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này. - Đồng thời, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chính quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. |
* Gợi ý trả lời:
- Việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hành động thực hiện quyền công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì đây là những vấn đề mà nhân dân được tham gia ở phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
- Nhận xét về hành vi của nhân vật trong các trường hợp:
+ Trường hợp 1: Ông H đã không thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, nhưng vợ ông H đã quan tâm và thực hiện tốt quyền này. Điều này đã giúp gia đình ông H nắm bắt được thông tin kịp thời để hiểu được chính sách ưu đãi của Nhà nước, tiến hành các thủ tục để vay vốn và được giải quyết nhanh chóng, minh bạch theo đúng quy định.
+ Trường hợp 2: Uỷ ban nhân dân phường D đã thực hiện tốt các nội dung công khai để dân biết theo quy định của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn: niêm yết công khai các thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực mà nhân dân thường xuyên liên hệ giải quyết; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí; đặt hòm thư tại trụ sở để nhân dân góp ý;...
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác