Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến xâm phạm quyền bí mật thư tín.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin phần mở đầu SGK tr.141 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những quyền con người được đề cập trong Điều 12 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Liên hợp quốc thông qua năm 1984.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: Những quyền con người được đề cập là: quyền về sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quy định. Nội dung của quyền này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân mà còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khỏi các hành vi vi phạm. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Hoạt động 1: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK tr.142 và thực hiện yêu cầu: + Em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện như thế nào qua thông tin trên. + Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1. + Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.142, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận, khái quát quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 cặp đôi HS trả lời câu hỏi: + Quy định đề cập đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: * Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013; * Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015; * Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021). + Nhận xét về hành vi của D: D đã tuân thủ quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. + Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2: Chị A đã tự ý đọc tin nhắn trên điện thoại của chị P, chụp lại những tin nhắn về thông tin chị P có ý định chuyển sang công ty khác và chia sẻ cho mọi người trong công ty. - HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: + Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín. + Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
|
Hoạt động 2: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.143 - 144 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1, 2 : Đọc trường hợp của anh K trong SGK tr. 144 và trả lời câu hỏi: * Hành vi của anh K vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? * Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì? + Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 1, 2 SGK tr.144 và trả lời câu hỏi: * Em có nhận xét gì về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên? * Theo em, mọi người có trách nhiệm gì trong thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? - GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh về việc nên hoặc không nên làm tránh liên quan đến hành vi vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không nên đọc tin nhắn của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.143 - 144, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: + Hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật của anh K vi phạm quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử). + Hậu quả đối với hành vi của anh K: bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. + Nhận xét về hành vi của những nhân vật trong các trường hợp: * Trường hợp 1: Khi nhặt được thư, M và X đã đem đến bưu điện để trả, đây là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. * Trường hợp 2: Hành vi anh A tự ý mở và nghe bản ghi âm cuộc đàm thoại cá nhân của anh B là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. + Trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này - Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. - Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. |
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT:…………………………………………. Lớp:…………………………………………………….. Họ và tên:………………………………………………. PHIẾU BÀI TẬP GIÁO DỤC KTPL – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được nêu tại điều nào và hiến pháp năm nào? A. Điều 21, Hiến pháp 2013. B. Điều 22, Hiến pháp 2013. C. Điều 23, Hiến pháp 2013. D. Điều 24, Hiến pháp 2013. Câu 2: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ...... hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. A. chiếm đoạt B. đánh cắp C. cướp giật D. cầm lấy Câu 3: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc loại quyền nào? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. C. Quyền dân chủ. D. Quyền tự do cơ bản. Câu 4: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là? A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân. B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ. C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân. D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân. Câu 5: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín A. Sổ tay ghi chép B. Email C. Bưu phẩm D. Tin nhắn điện thoại Câu 6: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi. B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận. C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị. D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm. Câu 7: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. C. Quyền bầu cử và ứng cử. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 8: Nếu tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị phạt bao nhiêu ? A. 01 - 1,5 triệu đồng. B. 01 - 2 triệu đồng. C. 500 - 1 triệu đồng. D. Không bị phạt. Câu 9: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu? A. 03 năm tù. B. 01 năm tù. C. Cảnh cáo. D. Chung thân. Câu 10: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì? A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn. B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân. C. Nói với cô giáo để cô xử lý. D. Không chơi với bạn nữa. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác