Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
BÀI 17: QUYẾN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
+ Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến bạo lực học đường:
Bạo lực học đường – hậu quả khôn lường với sức khỏe tinh thần
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Theo em, bạo lực học đường có phải là hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Do đó bạo lực học đường chính là hành vi vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hiện nay, mỗi cá nhân đều quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Bởi điều đó được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và trở thành quy định của pháp luật. Vì vậy mỗi một hành vi xâm phạm đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đều cần xử lí nghiêm minh. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Xác định được sự phù hợp của các việc làm/ hành động với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin 1 và 2 SGK 128 để trả lời các câu hỏi: Từ những thông tin trong SGK, em còn biết các quy định nào khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, đọc trường hợp 1, 2 SGK tr.128 - 129 và trả lời câu hỏi: Theo em, việc làm của nhân vật trong trường hợp 1 và 2 có phù hợp với quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: Cảnh sát đọc lệnh bắt người trước sự chứng kiến của đại diện địa phương Cô giáo tiếng Anh chỉ tay vào mặt, chửi học sinh là “óc lợn” Học sinh có hành vi nhốt, xúc phạm giáo viên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.128 - 129, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận, khái quát quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 cặp đôi HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét việc làm của các nhân vật trong từng trường hợp: · Trường hợp 1: Hành vi điều khiển xe gắn máy đi ngược chiều của anh K vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây thiệt hại về sức khỏe cho chị H. Đây là hành vi không phù hợp với quy định về quyền được bảo hộ về sức khỏe. · Trường hợp 2: Hành vi viết bài đăng trên trang thông tin điện tử xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích của chồng chị D và hành vi từ chối cải chính nội dung bài đăng khi được chủ tịch Công đoàn khuyên là hành vi gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của ông M. Đây là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. + Các quy định khác của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mangh, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: · Điều 19 Hiến pháp năm 2013. · Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021). · Các Điều 123, Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). - Các cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phạm là quyền tự do cơ bản của mỗi công dân. Vì vậy mỗi công dân đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. - Cá nhân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Việc bắt giam, giữ người phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. - Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tôn trọng các quyền này của cá nhân.
|
Hoạt động 2: Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Nhận biết được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Xác định được những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm cá nhân, đọc các trường hợp 1 và 2 SGK tr.129 và trả lời câu hỏi: +Em hãy cho hành vi của nhân vật trong trường hợp 1 và 2 có bị pháp luật xử lí không. Giải thích lí do. + Hãy nêu một số hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm khác mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hành vi xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video liên quan đến hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: Nạn nhân bị người dân vây đánh sau khi ăn trộm (Nam Định) Nữ sinh 17 tuổi bị cắt tóc, đánh đập, làm nhục khi bị nghi trộm đồ (Thanh Hóa) Video: https://video.vnexpress.net/embed/v_342993 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các trường hợp SGK tr.129 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Hành vi của các nhân vật trong cả hai trường hợp đều bị pháp luật xử lí: · Trường hợp 1: Vợ chồng anh M có hành vi giữ H ở lại cửa hàng là xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của H; bị hành vi ghi hình rồi lan truyền thông tin H là người trộm cắp tài sản là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác. · Trường hợp 2: Hành vi của anh C, bắt giữ anh A; hành vi chị B và anh C ép buộc anh A lên xe để chở về nhà chị B là quyền bất khả xâm phạm về thân thể; hành vi của anh C dùng tay đánh vào mặt anh A dẫn tới chảy máu là xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe. + Một số ví dụ về hành vi quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: · Hành vi hành hung, gây thương tích cho người khác. · Hành vi bắt người không có lệnh của cơ quan có thẩm quyền. · Hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn cho người khác. · Hành vi làm nhục người khác trước mặt nhiều người khác. - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận: Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm đều là những hành vi xâm phạm đến quyền của công dân, trái pháp luật quy định cần được nghiêm trị. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc. - Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì các hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. |
Hoạt động 3: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Nhận biết được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Xác định được những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm cá nhân, đọc thông tin SGK tr.130 – 131 và trả lời câu hỏi: + Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ để lại hậu quả gì cho cá nhân và xã hội. + Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí gì? - GV hướng dẫn, yêu cầu HS đọc trường hợp SGK tr. 131 và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ về hành vi của anh B trong trường hợp được nhắc đến trong SGK tr. 131? - GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh, video liên quan đến hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: CEO Đại Nam – Nguyễn Phương Hằng lĩnh án 3 năm tù vì vai trò cầm đầu, chủ mưu tổ chức livestream xúc phạm người khác Bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị tuyên tử hình về những hành vi bạo hành bé gái 8 tuổi đến tử vong (Bình Thạch) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.1310 - 131 và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét hành vi của anh B trong trường hợp được nhắc đến trong SGK tr.131: · Hành vi đăng nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội bịa đặt thông tin, xúc phạm danh dự, nhân phẩm anh A của anh B là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của anh A, gây thiệt hại về danh dự, uy tín của anh A. · Hành vi của anh B phải chịu trách nhiệm hành chính (bị phạt 3 triệu đồng). - Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận: Những hành vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cá nhân và xã hội vì vậy phải gánh chịu những trách nhiệm về mặt pháp lí nhằm răn đe và để lại bài học cho cá nhân và xã hội. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện này a. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ để lại nhiều hậu quả như: + Cá nhân: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại danh dự, nhân phẩm. + Xã hội: gây mất trật tự, an toàn xã hội; mất an ninh cho đời sống con người. - Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí: + Xử lí hành chính. + Xử lí hình sự.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác