Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Soạn mới Giáo án ngkinh tế pháp luật 11 CTST bài Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

  • Điều chỉnh hành vi: Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đánh giá được các hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ Quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS có hứng thú học tập, giúp HS có hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mở đầu trong SGK tr.120 và thực hiện yêu cầu:

Em có suy nghĩ gì về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vấn đề được Bác Hồ đề cập trong câu nói của mình về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:  Em có suy nghĩ gì về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh?

Thông tin

Trong cuộc gặp gỡ, nói chuyện và giao nhiệm vụ cho cán bộ Đại đoàn quân Tiên phong tại Đền Hùng, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước” không chỉ khẳng định công lao to lớn của các thế hệ cha ông, lời Bác còn dặn nhắc nhở toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải phát huy truyền thống, có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ Tổ Quốc bởi đây và quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh đất nước bị xâm lược, mỗi công dân đều mang trong mình quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc bởi đây là cơ sở để xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Mỗi một công dân đều mang trong trách nhiệm và nghĩa vụ cao quý trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Để hiểu rõ về quyền thiêng liêng và nghĩa vụ cao quý đó, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ Quốc.

- Nhận biết được biểu hiện của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc trong những trường hợp đơn giản, cụ thể.

- Hiểu được ý nghĩa của hành vi tuân thủ quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ Quốc đối với xã hội.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 104 – 106 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin SGK 121 để trả lời các câu hỏi: Từ thông tin trong SGK, em hiểu thế nào về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ Quốc?

- GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc cặp đôi, đọc trường hợp 1, 2 SGK tr.122 và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc được biểu hiện như thế nào trong những trường hợp 1 và 2?

+ Việc làm của các chủ thể trong hai trường hợp 1 và 2 có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc:

Lễ giao nhân quân tại tỉnh Thái Nguyên

Dàn quân nữ duyệt binh tại Quảng trường

Ba Đình – Hà Nội

Truy bắt tội phạm ở vùng biên

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.121 - 122, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận, khái quát quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3  cặp đôi HS trả lời câu hỏi:

+ Biểu hiện của quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc trong các trường hợp sau:

·      Trường hợp 1: Xã M triển khai mô hình Tổ nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Anh A tự nguyện tham gia các hoạt động tuần tra, phòng chống tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

·      Trường hợp 2: Xã P thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, lực lượng Bộ đội Biên phòng trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập Tổ tự quản, vận động các hộ gia đình tham gia kí cam kết tự quản đường biên, cột mốc biên giới quốc gia.

+ Ý nghĩa của của những việc làm bảo vệ Tổ Quốc trong hai trường hợp:

·      Hành vi của anh A góp phần vào thành công của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn. Hoạt động của Tổ nhân tự quản đã góp phần xây dựng khu dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội.

·      Việc làm của các chủ thể tại xã Y góp phần giữ vững an ninh biên giới quốc gia, xây dựng địa bàn tự quản, bảo vệ cột mốc, đường biên giới quốc gia.

- Các  cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc đã được quy định sẵn trong Hiến pháp và các bộ Luật do Nhà nước xây dựng và thông qua. Trách nhiệm của mỗi công dân là hoàn thành tốt những quyền và nghĩa vụ đó để bảo vệ Tổ quốc như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc

- Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ công nhân trong bảo vệ Tổ Quốc là quyền thiêng liêng của mỗi công dân.

- Công dân cần có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như:

+ Trung thành với Tổ quốc.

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, biên giới quốc gia và bảo đảm về an ninh trật tự, phòng chống tội phạm.

Hoạt động 2: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được quy định pháp luật về xử lí hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc; liên hệ thực tế bằng ví dụ minh họa.

- Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc trong những tình huống thường gặp.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 122 - 123 và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm cá nhân đọc thông tin trong SGK tr. 122 – 123 để trả lời câu hỏi: Pháp luật có những hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ Quốc? Lấy ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS đọc tiếp tình huống 1 và 2 SGK tr. 123 và trả lời câu hỏi: Theo em, hành vi mà nhân vật đã thực hiện trong các trường hợp 1 và 2 gây hậu quả gì cho đất nước?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SGK tr.121 - 122, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ Quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và đất nước như:

·      Gây rối an ninh trật tự xã hội, bất ổn về chính trị.

·      Gây tổn thất về người và của.

·      Chia rẽ đoàn kết dân tộc.

·      Cản trở sự phát triển của đất nước.

·      Chịu trách nhiệm về mặt pháp luật với những mức phạt tương ứng: cảnh cáo, kỉ luật, phạt hành chính…

- GV mời HS nêu ví dụ minh họa cho hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc đều được xứ lí bởi theo quy định của pháp luật nhằm răn đe cho mọi công dân khác trong việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân công dân.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc tùy theo mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, hành chính hoặc hình sự, nêu gây thiệt hại phải bồi thường.

Ví dụ minh họa cho hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc:

+ Ngày 12/4/2023, tòa án nhân dân Thành phố tuyên phạt bị cáo Nguyễn Lân Thắng (tạm trú Đống Đa, Hà Nội) mức án 6 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, vật liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

+ Nguyễn Lân Thắng đã đăng tải 12 video lên internet với những nội dung tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó 11 nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Còn 8 nội dung liên quan đến điệu chiến tranh tâm lí, đặt tin phao bịa đặt, gây hoang mang cho nhân dân cùng những nội dung liên quan đến vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự cùng nhân phẩm của cá nhân.

Bị cáo Nguyễn Lân Thắng lãnh 6 năm tù vị tội chống chính quyền

Hoạt động 3: Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

  1. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS:

- Nhận biết được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.

- Đưa ra được các cách ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc theo bốn nhóm, đọc các thông tin SGK tr.124 và thực hiện các yêu cầu.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2 : Đọc trường hợp 1 SGK tr. 124 và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét về hành vi của nhân vật trong trường hợp 1.

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 SGK tr.124 và trả lời câu hỏi: Hãy nhận xét về hành vi của nhân vật trong trường hợp 2.  

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc mà em biết.

- GV hướng dẫn HS rút ra đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh liên quan đến hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc:

Thu gom rác làm sạch biển đảo quê hương

Đoàn viên, thanh niên diễu hành hưởng ứng

an toàn giao thông

Tham gia các buổi tuyên truyền, phổ biến

 pháp luật cho học sinh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm HS đọc các thông tin SGK tr.124, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

-  Các nhóm HS rút ra đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ  các nhóm HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét hành vi của nhân vật trong các trường hợp:

·      Trường hợp 1: Hành vi của B vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, vì công dân có nghĩa vụ trình báo với các cơ quan có thẩm quyền về những hành vi có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia. Tại khoản 2, khoản 4 điều 17 Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia: “Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Phát hiện cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia gần nhất”. Ngoài ra B còn tham gia bình luận bày tỏ sự đồng tình với nội dung đăng tải sai sự thật. Hành vi này cũng vi phạm nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

·      Trường hợp 2: Hành vi của A phù hợp với quy định về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc khi tích cực tham gia và vận động người khác tham gia đóng góp xây dựng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

- GV mời HS dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu từ thực tế cuộc sống để nêu nên một số việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc (Đính kèm ở phía dưới Hoạt động 3).

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận: Mỗi công dân cần có ý thức nâng cao trách nhiệm thực hành các hành vi theo đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc bởi việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quyền thiêng liêng và nghĩa vụ cao quý của mỗi công dân.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- Công dân cần tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.

- Xây dựng ý thức thực hiện quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.

- Có trách nhiệm vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ này.

Trả lời câu hỏi liên hệ thực tế: Nêu một số việc làm phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc mà em biết:

+ Tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, vận động tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

+ Thanh niên tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

+ Phê phán, đấu tranh, tố giác những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.

+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nhận biết và giải thích được hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

Trường THPT:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP GIÁO DỤC KTPL – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 16: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Việc làm dưới nào dưới đây là bảo vệ Tổ quốc?

A. Xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng của địa phương.

B. Phát triển kinh tế địa phương.

C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.

D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A. Ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội.

B. Gia tăng tỉ lệ tội phạm.

C. Gây bất bình đẳng về kinh tế.

D. Gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.  

 

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 CTST bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời bài Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay