Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
+ Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin phần mở đầu trong SGK tr.155 và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam mà em biết.
- GV cho HS xem thêm một số hình ảnh về động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam:
Người dân thực hiện tín ngưỡng thờ Mẫu
Hoạt động thờ cúng tổ tiên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Tín ngưỡng thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên, Phật giáo, Thiên Chúa giáo,….
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được cụ thể hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin mục 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi: + Từ các thông tin 1, 2 và 3, em hãy cho biết hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên là đúng hay sai. Vì sao? + Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.155 - 157, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 cặp đôi HS trả lời câu hỏi: + Trường hợp 1: Hành vi ngăn cản chị H theo hoặc không theo tôn giáo khác của mẹ chị H là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân. + Trường hợp 2: Bà K có hành vi mê tín dị đoan, D có hành vi lợi dụng tôn giáo để trục lợi là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân. + Trường hợp 3: Hành vi của anh A phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán việc thực hành tôn giáo của chị B là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân. + Quy định khác về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo: * Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo tôn giáo nào. * Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. - Các HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mọi người phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. - Khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, mọi người có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
|
Hoạt động 2: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
+ Hậu quả của hành vi xâm phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành nhóm 4. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin SGK tr.157 – 158 và trả lời câu hỏi: + Từ các thông tin 1, 2 và 3, em có nhận xét gì về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên? + Hành vi của nhân vật trong các trường hợp 1 và 2 sẽ bị xử lí như thế nào? + HS cần làm gì để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? - GV cho HS xem hình ảnh về hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Hội Thánh đức Chúa trời lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS đọc các thông tin, trường hợp SGK tr.157 - 158, thảo luận và vận dụng sự hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS trả lời câu hỏi: Nhận xét về hành vi của các nhân vật: + Trường hợp 1: Hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để truyền đạo trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của G và H là không phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân. + Trường hợp 2: Hành vi của bà N không đồng ý bị lôi kéo tham gia vào Hội thánh T – một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật; hành vi của M tuyên truyền cho hàng xóm về các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật của những người tham gia Hội thánh T là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo công dân. Hậu quả do hành vi vi phạm trong các trường hợp: + Trường hợp 1: G và H đã bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. + Trường hợp 2: Hội thánh T là một tổ chức tôn giáo hoạt động trái pháp luật, lôi kéo người dân tham gia, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Việc làm nhằm thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: * Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan. * Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Hành vi vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Công dân có trách nhiệm: + Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan. + Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. + Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo. + Tôn trọng những cơ sở vật chất như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở vật chất tương tự khác. + Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. + Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan. + Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. |
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT:…………………………………………. Lớp:…………………………………………………….. Họ và tên:………………………………………………. PHIẾU BÀI TẬP GIÁO DỤC KTPL – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 21: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Khoanh vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng? A. Không ăn trứng trước khi đi thi B. Thắp hương trước lúc đi xa C. Xem bói để biết trước tương lai D. Yểm bùa Câu 2: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào? A. Đạo Tin lành. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Phật. D. Đạo Hòa Hảo. Câu 3: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 4: Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan? A. Đi lễ chùa B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên C. Chữa bệnh bằng phù phép D. Đi lễ nhà thờ Câu 5: Quan niệm không ăn trứng, lạc trước khi đi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 6: Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân? A. Tuân theo những quy định của nhà chùa, nhà thờ B. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ C. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ D. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ Câu 7: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất? A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hòa Hảo. Câu 8: Lòng tin vào điều gì đó thần bí là A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Truyền giáo Câu 9: Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo. Câu 10: Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | B | C | C |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | C | B |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK tr.159 - 160)
Nhiệm vụ 1: Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định và giải thích.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc các nhận định trong SGK tr.159 và thực hiện nhiệm vụ:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác