Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài 2: Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TÌM HIỂU TÁC GIẢ TRONG LĨNH VỰC MĨ THUẬT

(6 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được các bước cơ bản khi tìm hiểu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Lập được dàn ý và viết được bài luận ngắn giới thiệu về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật, trong đó phân tích được mối liên hệ giữa tác giả và đời sống xã hội.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong việc tìm hiểu về tác giả.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích và tự hào về những đóng góp của đội ngũ nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực mĩ thuật đối với nền mĩ thuật Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số tư liệu liên quan đến tác giả ở một số lĩnh vực mĩ thuật.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Bài thuyết trình.
  • Ảnh tư liệu về tác giả mĩ thuật thế giới và Việt Nam đã sưu tầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được các kiến thức về những lĩnh vực của nghệ thuật thị giác như: Hội hoạ, Đồ hoạ, điêu khắc và thiết kế trong nhiều lĩnh vực ở phương diện tác giả, những người sáng tạo ra những sản phẩm/ tác phẩm mĩ thuật liên quan.

- Biết được quá trình tạo ra các tác phẩm mĩ thuật là quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân hoặc nhóm người lao động nghệ thuật.

  1. Nội dung: HS hoạt động nhóm: tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến lĩnh vực mĩ thuật và quá trình sáng tạo trong lĩnh vực này.
  2. Sản phẩm: Bài thuyết trình và tư liệu hình ảnh sưu tầm về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu kết hợp hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK tr.10, 11:

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Trình bày về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.

+ Nhóm 1: Nhà điêu khắc Ô-guýt Rô-đanh.

+ Nhóm 2: Họa sĩ Nguyễn Nam Sơn.

+ Nhóm 3: Kiến trúc sư Phranh Loi Rai.

+ Nhóm 4: Nhà tạo mẫu, nhà thiết kế thời trang Ga-bri-en Sa-nen.

+ Nhóm 5: Nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh.

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin trong mục, tiếp tục thảo luận, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi:

+ Lĩnh vực mĩ thuật bao gồm những loại hình nghệ thuật chủ yếu nào?

+ Quá trình tạo ra các tác phẩm mĩ thuật là gì?

+ Tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật là ai?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 5 nhóm lần trình bày kết quả thảo luận về các tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật:

+ Nhóm 1: Nhà điêu khắc Ô-guýt Rô-đanh (1840 – 1917)

  • Là nhà điêu khắc hàng đầu của Pháp thời bấy giờ, tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật.
  • Tác phẩm điêu khắc của ông bỏ xa con đường mòn của huyền thoại Hy Lạp-La Mã hay điển tích trong Kinh Thánh. Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật.
  • Tác phẩm của ông được trưng bày ở Bảo tàng Rodin ở Paris, Bảo tàng Rodin ở Meudon và Bảo tàng Rodin ở Philadelphia, Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật phương Tây ở Tokyo.
   

Nhà điêu khắc Ô-guýt Rô-đanh (1840 – 1917)

 

   

Tác phẩm điêu khắc của Ô-guýt Rô-đanh

+ Nhóm 2: Họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890 – 1973)

  • Tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), quê gốc ở Vĩnh Yên, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
  • Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên của nền hội họa đương đại. Ông đã cùng họa sĩ Victor Tardieu người Pháp đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương và trực tiếp giảng dạy với tư cách giáo sư chuyên ngành bậc 2, phụ trách môn Đồ họa và Trang trí. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giao quản lý trường với cương vị, trọng trách là một quyền Hiệu trưởng.
  • Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âu nhưng ảnh hưởng nhiều bởi hội họa Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài tranh sơn dầu, lụa, thuốc nước, mực nho... cuối đời ông dùng chì son (sanguine) là chủ yếu.
  

Chợ gạo bên sông Hồng

Thiếu nữ nông thôn

+ Nhóm 3: Kiến trúc sư Phranh Loi Rai (1867 – 1959)

  • Là nhà kiến trúc sư người Mỹ, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học, người đã thiết kế hơn 1000 cấu trúc và 532 công trình kiến trúc.
  • Ông cho rằng việc thiết kế các cấu trúc phải dựa trên sự hài hòa giữa con người và môi trường xung quanh, một triết lý mà ông gọi là “kiến trúc hữu cơ”.
  • Các công trình của ông bao gồm các ví dụ nguyên bản và các ví dụ cách tân về các loại hình nhà cao tầng gồm: công sở, trường học, nhà thờ, các tòa nhà cao chọc trời, khách sạn và viện bảo tàng; yếu tố nội thất cho các tòa nhà của ông, ví dụ như đồ gia dụng và kính màu.
  • Ông là tác giả của 20 quyền sách và rất nhiều bài báo, là giảng viên đại học nổi tiếng ở Mỹ và châu Âu thời đó.
  • Năm 2019, một bộ tuyển chọn các tác phẩm của ông đã trở thành di sản thế giới với tên gọi Kiến trúc thế kỷ 20 của Frank Lloyd Wright.

Kiến trúc sư Phranh Loi Rai

  
  

Các tòa nhà đại diện của Phranh Loi Rai

được công nhận là Di sản thế giới được thiết kế vào nửa đầu thế kỷ 20

+ Nhóm 4: Nhà tạo mẫu, nhà thiết kế thời trang Ga-bri-en Sa-nen (1883 – 1971)

Ga-bri-en Sa-nen là một nhà tạo mẫu người Pháp. Bà là người sáng lập thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel, là huyền thoại trong ngành thời trang.

Nhà tạo mẫu, nhà thiết kế thời trang Ga-bri-en Sa-nen

   

Dress 1924

Coat ca.1927

Ensemble 1929

+ Nhóm 5: Nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh (1907 – 2009)

  • Ông quê ở Hải Dương, tên thật là Vũ An Tuyết, là một nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng của Việt Nam.
  • Ông sở hữu nhiều bộ ảnh có giá trị của lịch sử Việt Nam. Ông từng làm phóng viên nhiếp ảnh Sở Kiểm lâm Hà Nội thời Pháp thuộc, khu Triển lãm Trung ương và Xưởng phim Đèn chiếu Việt Nam (1954 - 1970), ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam khóa 3.
  • Ông sống trọn đời cho nghệ thuật nhiếp ảnh và cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Ông được xem là người phát hiện ra và lưu giữ những cái đẹp “một đi không trở lại” của thời đại qua các bức ảnh như: Ông Đồ viết câu đối Xuân, Cảnh chợ hoa ngày Tết.

Nhiếp ảnh gia Võ Anh Ninh (1907 – 2009)

  

Đôi nét thủy mạc Sa Pa

Buổi sáng trên đê sông Hồng

- GV mời đại diện 3 HS rút ra kết luận về những loại hình nghệ thuật chủ yếu trong lĩnh vực mĩ thuật, quá trình tạo ra các tác phẩm mĩ thuật, tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV kết luận:

+ Các loại hình nghệ thuật tạo hình chủ yếu của lĩnh vực mĩ thuật:

  • Hội hoạ, điêu khắc, đồ họa (tranh in),... diễn đạt một tác phẩm với các hình tượng mang tính tượng trưng, trừu tượng hay cụ thể.
  • Các ngành kiến trúc, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế đa phương tiện,... theo cách kết hợp hài hoà giữa yếu tố thẩm mĩ và chức năng sử dụng.

+ Quá trình tạo ra các tác phẩm mĩ thuật là hoạt động sáng tạo của cá nhân hoặc nhóm

người lao động nghệ thuật. Nghệ sĩ bằng sự lao động của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm với hình thức sáng tạo phù hợp với ý tưởng và khả năng thực hiện.

+ Tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật gắn liền với những tên gọi như hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, kiến trúc sư, nhà tạo mẫu...

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được đặc điểm của nghệ sĩ sáng tạo trong lĩnh vực mĩ thuật.

- Nhận biết được một số lưu ý trong lập dàn ý khi tìm hiểu tác giả.

- Lập dàn ý và viết bài luận về tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong tìm hiểu tác giả mĩ thuật.

- Sử dụng kiến thức về tìm hiểu tác giả, từ đó viết bài luận giới thiệu về một số tác giả tiêu biểu của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam hoặc giới thiệu phong cách nghệ thuật của một số tác giả mĩ thuật tiêu biểu của nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam hoặc giới thiệu phong cách nghệ thuật của một tác giả nghệ sĩ thị giác tiêu biểu.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài 2: Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay