Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC THIẾT KẾ TRANG SỨC
(5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Sự xuất hiện của trang sức ở một số nền văn hóa trên thế giới và Việt Nam.
- Một số sản phẩm trang sức tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới qua một số thời kì, cùng với một số làng nghề kim hoàn của Việt Nam.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:
+ Nhóm 1: Sự xuất hiện của sản phẩm trang sức trong một số nền văn hóa.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm trang sức tiêu biểu của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới qua một số thời kì.
+ Nhóm 3: Các công ty và làng nghề kim hoàn, sản phẩm trang sức ở Việt Nam qua một số thời kì.
- GV đưa ra gợi ý trong trình bày cho các nhóm:
Nhóm 1:
+ Lựa chọn nền văn hoá có tính đại diện để thấy được sự khác nhau trong kiểu dáng và chất liệu của các sản phẩm trang sức.
+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của sản phẩm trang sức trong những giai đoạn phát triển của loài người (gần với tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá,...).
Nhóm 2:
+ Các thương hiệu trang sức nổi tiếng.
+ Các sản phẩm trang sức tiêu biểu.
+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của các sản phẩm trang sức qua các thể loại (thường nhật, dạ hội, lễ hội, trình diễn...).
Nhóm 3:
+ Các công ty sản xuất, kinh doanh trang sức tiêu biểu.
+ Các làng nghề kim hoàn.
+ Kiểu dáng, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của các công ty kinh doanh, sản xuất trang sức và làng nghề kim hoàn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Biết được khái niệm thiết kế trang sức là gì.
- Hiểu về đặc điểm kiểu dáng chất liệu của các sản phẩm trang sức.
- Nhận biết về đặc điểm, phân loại được các thể loại trang sức.
- Vận dụng được kiến thức để thưởng thức vẻ đẹp trong thiết kế các sản phẩm trang sức.
- Biết cách tìm ý tưởng và xây dựng phác thảo sản phẩm trang sức yêu thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 1: Đặc điểm của thiết kế trang sức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của thiết kế trang sức trong SGK tr.8 và tóm tắt nội dung. - GV mở rộng thêm các đặc trưng khác của thiết kế thời trang: + Biểu hiện của họa tiết trang trí, mối quan hệ giữa các sản phẩm trong một bộ trang sức với nhau (vòng cổ, vòng tay, hoa tai, nhẵn,...). + Chất liệu trong thể hiện của sản phẩm trang sức khác nhau, tạo nên sự thú vị đa dạng khi sáng tạo của các họa sĩ thiết kế trang sức cũng như thưởng thức của công chúng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày nội dung đặc điểm của thiết kế trang sức. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Đặc điểm của thiết kế trang sức - Tính thẩm mĩ: kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và kết cấu của trang sức luôn được thiết kế phù hợp với nhiều mục đích cũng như đối tượng sử dụng sản phẩm. - Tính văn hóa: tiêu chí xác định giá trị kinh tế, thước đo đẳng cấp hoặc địa vị trong xã hội. - Tính biểu tượng: hình trái tim, hình chìa khóa, hình chữ thập,... với những ý nghĩa tốt đẹp. | ||||
Nhiệm vụ 2: Một số dạng thiết kế trang sức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số dạng thiết kế trang sức trong SGK tr.9 và tóm tắt nội dung. - GV trình chiếu cho HS quan sát các dạng thiết kế trang sức: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày một số dạng thiết kế trang sức. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Một số dạng thiết kế trang sức - Trang sức đính đá dạng chùm: thường là các mẫu hoa tai, dây chuyền và các sản phẩm trang sức khác. - Trang sức dây xích: thường là vòng cổ, vòng tay. - Trang sức gắn những biểu tượng kinh điển của các hãng thời trang: gắn kết với các bộ trang phục, tạo nên sự đồng bộ, truyền tải một thông điệp cụ thể về thẩm mĩ, phong cách. - Trang sức mĩ kí: thường được chế tác bằng vật liệu kim loại giá trị thấp, là công đoạn cuối xi mạ phủ lên bề mặt mẫu trang sức để giúp phụ kiện trang sức có tính thẩm mĩ, lấp lánh và đẹp mắt hơn. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác