Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM MĨ THUẬT
(6 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Nắm được khái niệm tác phẩm mĩ thuật là gì.
- Hiểu được mỗi tác phẩm mĩ thuật là sự thể hiện văn hóa, thời gian, địa điểm, chất liệu và truyền tải ý nghĩa, nội dung phức tạp mà thông qua lí luận mĩ thuật giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo và hiểu được.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh Bác Hồ với nông dân (1972, tranh in khắc gỗ) SGK tr.20 và thực hiện nhiệm vụ: Viết bài thuyết trình về tác phẩm Bác Hồ với nông dân.
- GV gợi ý một số nội dung trong bài thuyết trình:
+ Các thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm.
+ Diễn giải có tính tổng hợp về tác phẩm.
+ Nhận định, đánh giá về giá trị tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi:
+ Tác phẩm mĩ thuật là gì?
+ Có những xu hướng nào khi thưởng thức các tác phẩm mĩ thuật?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày bài thuyết trình về tác phẩm Bác Hồ với nông dân:
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về khái niệm tác phẩm mĩ thuật, những xu hướng nào khi thưởng thức các tác phẩm mĩ thuật.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Tác phẩm Bác Hồ với nông dân: Hình ảnh Bác trò chuyện với nông dân được phản ánh với màu sắc tươi tắn, nét vẽ rõ ràng, khúc chiết.
- GV kết luận:
+ Tác phẩm mĩ thuật thể hiện nhiều yếu tố như văn hóa, thời gian, địa điểm, chất liệu và truyền tải ý nghĩa, nội dung, đa dạng,…
+ Nhiều loại hình nghệ thuật thị giác phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật thông qua nhiều hình thức khác nhau.
+ Các xu hướng thưởng thức tác phẩm mĩ thuật:
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát quan sát một số tác phẩm mĩ thuật SGK tr.21, 22 và giới thiệu kiến thức: + Tác phẩm mĩ thuật tạo hình hay mĩ thuật ứng dụng hội tụ các yếu tố cơ bản: chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian,... được sắp xếp, xử lí phù hợp theo các nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, tỉ lệ, chuyển động, hài hoà. + Khi thưởng thức, phân tích tác phẩm, nếu làm rõ các yếu tố về thông điệp, cảm xúc, quan điểm cá nhân sẽ giúp người xem hiểu được sâu hơn về tác phẩm. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tác phẩm mĩ thuật, đọc thông trong mục và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật. + Nêu một số lưu ý khi tìm hiểu, lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS: + Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm. + Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm. + Sự tham gia của HS trong lớp. + Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm trình bày về những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật và một số lưu ý khi tìm hiểu, lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Những nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật * Nội dung cơ bản trong phân tích tác phẩm mĩ thuật - Có những thông tin để hiểu thêm về tác giả, tác phẩm mĩ thuật - Xác định rõ niên đại trên cơ sở các cứ liệu lịch sử về địa danh, đặc điểm thẩm mĩ của thời kì đó trong tiến trình lịch sử mĩ thuật. - Qua các thông tin về tác giả, tác phẩm, các nhà nghiên cứu, công chúng nghệ thuật được tiếp xúc với các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm đối chiếu, so sánh và có những căn cứ để liên hệ, đưa ra kết luận, đánh giá về giá trị các tác phẩm. * Một số lưu ý khi tìm hiểu, lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn -Bối cảnh xã hội khi tác phẩm mĩ thuật được sáng tác. - Trường phái mĩ thuật hay khuynh hướng sáng tác của tác phẩm (nếu có). - Hình thức thể hiện của tác phẩm. - Giá trị thẩm mĩ ở thời điểm xuất hiện và ảnh hưởng của tác phẩm đối với các giai đoạn sau (nếu có).
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác