Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
BÀI 2: THIẾT KẾ NỘI THẤT
(8 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Thuyết trình “Khái quát về thiết kế nội thất”.
- GV đưa ra một số gợi ý để HS thực hiện bài thuyết trình:
+ Công việc thiết kế nội thất xuất hiện khi nào?
+ Mục đích của thiết kế nội thất là gì?
+ Các hoạt động cụ thể của thiết kế nội thất là gì?
+ Lấy một số ví dụ về những ý tưởng thiết kế nội thất độc đáo.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, xây dựng nội dung bài thuyết trình theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời các nhóm trình bày câu trả lời:
+ Thiết kế nội thất luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội nói chung và lĩnh vực kiến trúc nói riêng. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại là một nơi trú ngụ đơn thuần mà còn đòi hỏi sự tiện nghi, an toàn và tính thẩm mĩ ở bên trong công trình.
+ Ngành thiết kế nội thất ra đời để giải quyết vấn đề này. Đó là các hoạt động từ tổ chức không gian, bố trí đồ đạc, đồ trang trí cũng như phối hợp màu sắc, chất liệu và thiết kế hệ thống trang thiết bị kĩ thuật,... để tạo nên môi trường sống thuận tiện, thoải mái cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho người sử dụng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Biết được các yêu cầu của công việc thiết kế nội thất.
- Biết được các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất.
- Biết được quy trình thiết kế nội thất.
- Yêu cầu của thiết kế nội thất.
- Các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất.
- Quy trình thiết kế nội thất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quá trình thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất (hoặc tương đương) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thuyết trình về nội dung “Yêu cầu của thiết kế nội thất”. - GV đưa ra một số gợi ý để triển khai nội dung bài thuyết trình “Các yêu cầu của thiết kế nội thất”: + Tại sao cần phải quan tâm tới tính thích dụng trong thiết kế nội thất? Lấy ví dụ minh họa. + Tại sao cần phải quan tâm tới tính thẩm mĩ trong thiết kế nội thất? Lấy ví dụ minh họa. + Tại sao cần phải quan tâm tới tính bền vững trong thiết kế nội thất? Lấy ví dụ minh họa. + Tại sao cần phải quan tâm tới tính kinh tế trong thiết kế nội thất? Lấy ví dụ minh họa. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày các yêu cầu của thiết kế nội thất. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Yêu cầu của thiết kế nội thất - Tính thích dụng: phù hợp với các hành vi, thói quen của người sử dụng, đáp ứng được các yêu cầu chức năng sử dụng của từng loại không gian trong công trình. - Tính thẩm mĩ: Cách bố trí vật dụng, trang trí, lựa chọn mẫu mã, sử dụng ánh sáng, màu sắc, hình khối phù hợp với đặc điểm không gian, tạo ấn tượng thẩm mĩ tốt và phù hợp với tâm sinh lí của người dùng. - Tính kinh tế: lựa chọn vật liệu, thiết bị phù hợp để tối ưu chi phí và thuận tiện trong tổ chức thi công nội thất. |
Nhiệm vụ 2: Các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh và tìm hiểu nội dung “Các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất”. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong nội dung và thực hiện các câu lệnh: + Phân chia lại các không gian chức năng của một công trình cụ thể và tiến hành bố trí đồ đạc trên đó. + Phác thảo bố cục phối cảnh một không gian nội thất yêu thích. + Lựa chọn hòa sắc cho phác thảo bố cục phối cảnh không gian nội thất đã thực hiện. + Phác thảo ý tưởng trang trí một diện trần, tường hoặc sàn của một không gian nội thất yêu thích. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Các yếu tố cơ sở trong thiết kế nội thất - Tổ chức không gian chức năng: thiết lập các không gian nội thất phù hợp với các dây chuyền. - Bố cục: sắp xếp đồ đạc, trang trí không gian theo quy luật nhất định, tạo nên một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. - Màu sắc: là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến môi trường sống, đặc biết là không gian nội thất. - Ánh sáng: giúp người dùng cảm nhận sự phong phú của không gian thông qua độ tương phản, độ chói,... - Vật liệu: vật liệu được sử dụng trong trang trí nội thất rất đa dạng. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác