Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh) Bài 2: Thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 2: THIẾT KẾ MĨ THUẬT BỐI CẢNH PHIM HOẠT HÌNH

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu đặc điểm thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.
  • Thực hành được phác thảo thiết kế mĩ thuật bới cảnh một trích đoạn phim hoạt hình mà mình yêu thích ở mức độ cơ bản.
  • Yêu thích và có khả năng phân tích, đánh giá về thiết kế bối cảnh, sáng tạo nhân vật khi xem một bộ phim hoạt hình.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thực hành được phác thảo thiết kế mĩ thuật bối cảnh một trích đoạn phim hoạt hình ở mức độ cơ bản.
  • Kĩ năng và cách thức tiến hành thiết kế mĩ thuật cho một phân cảnh hoạt hình.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích và có khả năng phân tích, đánh giá về thiết kế bối cảnh, sáng tạo nhân vật khi xem một bộ phim hoạt hình.
  • Có thêm tình yêu với mĩ thuật qua những hiểu biết về thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số tranh, ảnh chụp, video clip, hiện vật, sa bàn có thể lắp ghép,... có liên quan hoặc minh họa cho bài học.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Giấy khổ rộng, màu vẽ, bút vẽ, vật liệu và dụng cụ để thực hành.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 11.
  • Màu vẽ, giấy, bút vẽ, bìa các-tông và một số vật liệu, dụng cụ, để thực hành (đất nặn, xốp, gỗ, đinh, dây thép,...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu về thiết kế bối cảnh, tạo hình nhân vật trong một bộ phim hoạt hình. Từ đó, HS biết đến một số hình thức thể hiện trong phim hoạt hình.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu về một số nội dung cơ bản về bối cảnh phim hoạt hình.
  3. Sản phẩm: Nhận thức ban đầu trong lĩnh vực thiết kế bối cảnh phim hoạt hình.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số thể loại phim hoạt hình để làm quen với các dạng bối cảnh và hình thức thể hiện khác nhau.

Cảnh trong phim hoạt hình Câu chuyện rừng xanh của

nhà văn Anh - Rudyard Kipling

- GV đặt câu hỏi:

+ Các dạng bối cảnh này có gì khác nhau?

+ Để làm bộ phim hoạt hình hấp dẫn, họa sĩ thiết kế mĩ thuật phim hoạt hình cần làm gì?

- GV yêu cầu HS thực hành: Em hãy tìm hiểu về tạo hình một số bối cảnh trong phim hoạt hình mà em yêu thích (đường nét, màu sắc, bố cục, nhịp điệu, tương phản,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về khái quát về thiết kế bối cảnh phim hoạt hình theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm trình bày câu trả lời.

Gợi ý:

Để làm bộ phim hoạt hình hấp dẫn, họa sĩ thiết kế mĩ thuật phim hoạt hình cần làm:

+ Khả năng sáng tạo

+ Kết hợp những yếu tố và nguyên lí tạo hình sao cho phù hợp với kịch bản và ý đồ triển khai của đạo diễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết về những đặc điểm chính của bối cảnh trong phim hoạt hình.

- Hiểu quá trình thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.

- Biết đến các bước và vẽ được bối cảnh cho phim hoạt hình ở mức độ đơn giản.

- Biết các bước và thực hành làm bối cảnh mô hình cho phim hoạt hình ở mức độ đơn giản.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số nội dung liên quan đến kiến thức, kĩ năng thực hành thiết kế bối cảnh phim hoạt hình.
  2. Sản phẩm: HS xem, nhận định, đánh giá được những đặc điểm và thể loại thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc điểm bối cảnh trong phim hoạt hình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu những đặc điểm chính của bối cảnh trong phim hoạt hình trong SGK tr.18-19 và tóm tắt nội dung.

- GV giới thiệu một số trích đoạn tiêu biểu của phim hoạt hình trong và ngoài nước.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm chính về thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu  đặc điểm chính về thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Đặc điểm bối cảnh trong phim hoạt hình

- Bối cảnh dạng 2D:

+ Được thiết kế với nhiều cảnh, vật ở dạng tĩnh

+ Tạo chiều sâu cho khuôn hình và làm nền cho nhân vật

+ Được sắp đặt tạo nền và ở xa so với máy quay.

- Bối cảnh dạng mô hình:

+ Được thiết kế có hình khối 3 chiều (3D)

+ Tạo không gian thực cho hoạt động của nhân vật

+ Cảnh, vật được tạo hình nhằm đáp ứng nhu cầu của các góc quay theo ý đồ triển khai hình ảnh của đạo diễn.

- Bối cảnh dạng tương tác:

+ Khi nhân vật hoặc sự kiện xuất hiện trong cảnh và có tương tác với bối cảnh, đạo cụ sẽ xuất hiện va chạm, thay đổi vị trí trong bối cảnh.

+ Được thiết kế với nhiều thành phần khác nhau như kết hợp giữa bối cảnh dạng 2D và mô hình ở hình thức cố định, có thể di chuyển để tạo được tương tác với nhân vật.

 

Nhiệm vụ 2: Quá trình thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung trong SGK tr.20-21 để phân biệt được từ công đoạn trong thiết kế mĩ thuật phim hoạt hình như: bối cảnh, nhân vật, phác thảo trên giấy, làm mô hình, giai đoạn tiền kì, giai đoạn hậu kì.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quá trình thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày quá trình thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Quá trình thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình

- Họa sĩ vẽ phông nền:

+ Vẽ bằng màu trên giấy các phông nền phục vụ cho bối cảnh.

+ Màu thực hiện: màu nước, màu bột, màu acrylic hoặc các chất liệu tạo hình khác.

- Họa sĩ thể hiện nhân vật, diễn xuất:

+ Chuyên vẽ tạo hình, chuyển động của nhân vật.

+ Ngày nay được thực hiện trên máy tính.

- Thiết kế mĩ thuật phim hoạt hình là công đoạn quan trọng và được tiến hành ngay khi bước vào làm phim:

+ Họa sĩ làm phác thảo những bối cảnh chính chiếm thời lượng lớn trong phim.

+ Giai đoạn hậu kì: họa sĩ thiết kế mĩ thuật tiếp tục trau chuốt lại bố cục, đường nét, màu sắc,...tạo sự phù hợp giữa các cảnh phim trước và sau khi dựng.

Nhiệm vụ 3: Các bước vẽ bối cảnh cho phim hoạt hình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung trong SGK tr.23-25 để nắm bắt kiến thức về các bước vẽ bối cảnh cho phim hoạt hình.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các bước vẽ bối cảnh cho phim hoạt hình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày một số hình thức thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất sét.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Các bước vẽ bối cảnh cho phim hoạt hình

- Bước 1: Đọc kĩ kịch bản phân cảnh. Đạo diễn và họa sĩ chính sẽ cùng xây dựng kịch bản phân cảnh.

- Bước 2: Phác thảo bối cảnh bằng bút chì trên giấy vẽ.

- Bước 3: Vẽ chi tiết cảnh nền bằng màu vẽ trên giấy.

- Bước 4: Kiểm tra cảnh đã vẽ bằng cách vẽ một vài nhân vật trên giấy bóng kính để ướm thử vào bối cảnh xem hợp lí chưa.

- Bước 5: Vẽ tiền cảnh và vẽ vật dụng trong cảnh.

- Bước 6: Hoàn thiện bối cảnh.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh) Bài 2: Thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay