Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 2: THIẾT KẾ BÌA SÁCH
(10 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:
+ Nhóm 1: Vai trò của họa sĩ thiết kế bìa sách trong thiết xuất bản phẩm và những giá trị thẩm mĩ, kinh tế mang lại cho xã hội.
+ Nhóm 2: Một số dạng bố cục thường gặp trong các thiết kế bìa sách.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm, chuẩn bị phần thuyết trình nội dung đã được giao theo gợi ý:
+ Sưu tầm một số dạng thiết kế bìa sách, quan sát và đưa ra nhận xét khi bạn trình bày.
+ Điều gì tạo nên ấn tượng cho sản phẩm thiết kế bìa sách này?
+ Phân tích sự độc đáo trong thiết kế bìa sách.
+ Chuẩn bị các hình ảnh minh họa liên quan đến bài viết.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:
+ Nhóm 1: Bìa sách đóng vai trò như một “sứ giả” của sản phẩm văn hóa. Vì thế, người họa sĩ trong thiết kế bìa sách chính là người tạo ra hình thức đẹp cho cuốn sách, góp phần làm tăng giá trị và sức hấp dẫn của cuốn sách. Thông qua ngôn ngữ tạo hình đồ họa, áp dụng những khả năng kỹ thuật từ thủ công cho đến hiện đại, đồng thời đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật in ấn, công việc thiết kế bìa sách nhằm đưa ra một tác phẩm bìa hấp dẫn, truyền tải được một phần nội dung tư tưởng, tình cảm của các tác giả và tác phẩm qua cuốn sách.
+ Nhóm 2: Một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách: bố cục đối xứng, bất đối xứng,...
Ví dụ:
Bố cục đối xứng | Bố cục bất đối xứng |
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Hiểu được cấu trúc, thông tin của một bìa sách.
- Hiểu được công việc và vai trò của họa sĩ thiết kế bìa sách trong thiết kế xuất bản phẩm.
- Những yếu tố tạo hình cơ bản trong thiết kế bìa sách (hình ảnh được vẽ tay, vẽ trên máy vi tính, ảnh chụp,...), nắm bắt tính chất và vận dụng được hiệu quả thẩm mĩ của các yếu tố đó.
- Một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách.
- Các bước gợi ý trong thiết kế bìa sách.
- Phân tích được đặc điểm hình dáng của chữ, tính biểu cảm của từng kiểu chữ, hiệu quả của chữ trên các bìa sách.
- Hiệu quả tạo hình của đường nét, màu sắc, hình khối, đặc biệt kiểu chữ đem lại trong các thiết kế bìa sách.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 1: Thông tin bìa sách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.15 để nắm bắt và ghi chép về thông tin của bìa sách, trả lời câu hỏi: Theo em, những thông tin nào cần xuất hiện trên bìa sách? - GV trình chiếu cho HS quan sát bìa sách: - GV đưa ra một số lưu ý về bìa sách: a) Đầu chữ ở gáy sách hướng về bìa 1 (dùng cho các loại sách). Riêng đối với sách giáo dục: - Đầu chữ ở gáy sách hướng về bìa 1 dùng cho sách giáo khoa, giáo trình. - Đầu chữ hướng về bìa 4 dùng cho sách tham khảo. b) Nếu để sách nằm ngang, bìa 1 lên trên (bìa 4 úp xuống) thì trình bày theo thứ tự từ trái sang phải: Tên tác giả – Tên sách – Logo, tên nhà xuất bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày phần tóm tắt nội dung về Thông tin bìa sách. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Thông tin bìa sách - Bìa 1 (bìa trước): + Là phần quan trọng nhất trong thiết kế. + Gồm các thông tin chính được đăng kí xuất bản như: Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; tiêu đề, tên tác giả, tên dịch giả (nếu có), hình ảnh minh hoạ. - Bìa 4 (bìa sau): Gồm các thông tin liên quan đến cuốn sách (nếu có) và thông số xuất bản khác như mã vạch, giá tiền cuốn sách,... - Bìa 2 và 3: thường để trắng. Trong một số trường hợp do sách đã chẵn trang thì trang pháp lí của cuốn sách được chuyển vào bìa 2 (hoặc bia 3). - Gáy sách: thường gồm các thông tin tên tác phẩm, tên tác giả, logo nhà xuất bản.
| ||||
Nhiệm vụ 2: Một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách theo thông tin trong SGK tr.16. - GV trình chiếu một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa SHS, đọc thông tin và tóm tắt nội dung về một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS trình bày một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Một số dạng bố cục thường gặp trong thiết kế bìa sách - Bố cục trong thiết kế bìa sách có 2 dạng: Bố cục đối xứng và Bố cục bất đối xứng. + Bố cục đối xứng: chữ, hình ảnh minh họa được sắp xếp tương đối cân bằng nhau về mặt thị giác, qua dọc trục hoặc ngang của bìa sách. -> Mang lại sự hài hòa và cân bằng, tạo nên sức hút với người xem. + Bố cục bất đối xứng: bố cục tự do, tạo nên sự chuyển động, đa dạng về tạo hình, chữ, sắp xếp nội dung thông tin,... -> Nhà thiết kế sẽ có nhiều đột phá, sáng tạo trong thiết kế bìa sách. | ||||
Nhiệm vụ 3: Một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách theo thông tin trong SGK tr.17-18. - GV trình chiếu một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa SHS, đọc thông tin và tóm tắt nội dung về một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS trình bày một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách. - GV mời HS nêu hình thức bố cục thiết kế bìa sách yêu thích. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Một số cách sắp xếp bố cục trong thiết kế bìa sách - Hình là chính, chữ là phụ - Chữ là chính, hình là phụ - Chỉ có chữ - Hình và chữ được kết hợp hài hòa | ||||
Nhiệm vụ 4: Các bước gợi ý thiết kế bìa sách Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước gợi ý thiết kế bìa sách theo thông tin trong SGK tr.19-21 và tóm tắt nội dung. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa SHS, đọc thông tin và tóm tắt nội dung về các bước gợi ý thiết kế bìa sách. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS trình bày các bước gợi ý thiết kế bìa sách. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 4. Các bước gợi ý thiết kế bìa sách Bước 1: Hiểu rõ về tác phẩm. - Nghiên cứu nội dung bên trong cuốn sách. - Xác định đối tượng sử dụng: + Đối tượng trẻ em: bìa sách màu sắc tươi sáng, nét chữ mềm, tự nhiên và ngộ nghĩnh,... + Đối tượng là thanh thiếu niên: bìa sách gam màu nhẹ nhàng, kiểu chữ chân phương,... Bước 2: Lựa chọn giải pháp về bố cục. - Nhà thiết kế cần chuyển ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ hình ảnh một cách cô đọng và điển hình nhất. - Nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ, thể hiện phong cách sáng tạo của tác giả, thuần phong mĩ tục, tính văn hóa, dân tộc,... Bước 3: Xác định hình thức thể hiện thiết kế một bìa sách. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác