Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Đồ hoạ tranh in) Bài 2: Thực hành tranh in nổi

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thực hành tranh in nổi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANH IN NỔI

(12 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lựa chọn chất liệu, thể loại tranh in để thực hành, sáng tạo.
  • Biết sử dụng thuật ngữ mĩ thuật đánh giá được quá trình thực hành, sáng tạo tranh in nổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo tranh in nổi.
  • Biết sử dụng các kĩ thuật đã học tạo ván in nổi.
  • Biểu đạt được cảm xúc thông qua kĩ thuật khắc, in tranh.
  • Biết nhận xét, trao đổi về ý tưởng thể hiện.
  1. Phẩm chất
  • Hiểu biết và yêu thích nghệ thuật đồ họa tranh in trong định hướng nghề nghiệp.
  • Biết trân trọng và đánh giá được vẻ đẹp của tranh in nổi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số tác phẩm tranh in nổi, vựng tập triển lãm (nếu có), bài thực hành tranh in nổi hoặc ảnh chụp tác phẩm.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Bài thuyết trình
  • Một số hình ảnh tư liệu và tác phẩm/ sản phẩm tranh in nổi.
  • Dụng cụ: Căn cứ vào điều kiện tại địa phương có thể sử dụng những vật liệu sẵn có để thực hành sản phẩm tranh in nổi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được hình thức thể hiện của tranh in nổi: in đen trắng và in màu.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến phương pháp in đơn sắc và in màu qua những ván khắc dân gian Đông Hồ.
  3. Sản phẩm: Bài thuyết trình bằng hình thức phù hợp (powerpoint, video clip,...)
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu một số tác phẩm tranh in nổi trong SGK tr.17 cho HS quan sát:

 

Tranh in đen trắng

Tranh in màu

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến phương pháp in đơn sắc và in màu qua những ván khắc dân gian Đông Hồ.

+ Nhóm 1: Phân biệt bản in đen trắng và in màu. Nêu đặc điểm bản in đen trắng và bản in màu. Trình bày những vật liệu và phương tiện (dụng cụ) cần thiết để thực hiện tranh in khắc nổi.

+ Nhóm 2: Nêu tên những dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam sử dụng phương pháp in nổi. Tìm hiểu một dòng tranh khắc gỗ dân gian nhóm thích.

+ Nhóm 3: Nêu tên một vài tác phẩm đồ họa tranh in đen trắng và in màu tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới. Lựa chọn giới thiệu một tác giả hoặc tác phẩm in khắc gỗ hiện đại với thầy cô và các bạn trong lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm, chuẩn bị phần thuyết trình nội dung đã được giao.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:

+ Nhóm 1:

  • In đen trắng: phương pháp in đơn sắc, thể hiện nét, mảng hoặc kết hợp nét và mảng.
  • In màu: nhiều cách thể hiện: Tạo ván in nét và in màu trên cùng một bản khắc hoặc tách riêng ván in nét và màu thành hai bản khắc riêng biệt.
  • Những vật liệu để thực hiện tranh in khắc nổi: gỗ, thạch cao, cao su, bìa cứng, giấy điệp, bìa, giấy màu,...
  • Phương tiện (dụng cụ) để thực hiện tranh in khắc nổi: dao khắc, dao trổ, cây đục bán nguyệt, dao mỏng, bút lông, bảng vẽ,...

+ Nhóm 2: Những dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam sử dụng phương pháp in nổi:

Tranh Đông Hồ, Tranh Kim Hoàng, Tranh Hàng Trống,...

Giới thiệu về tranh Kim Hoàng:

  • Gồm đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời. Có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống.
  • In trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu.
  • Ví dụ:

+ Nhóm 3: Một vài tác phẩm đồ họa tranh in đen trắng và in màu tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới:

The Lost Cause, Engraving, Currier & Ives (1871).

Tác phẩm Phong cảnh của Trần Hồng Giang , tranh khắc gỗ

Chợ biển - tranh khắc gỗ của Nguyễn Hoàng Tuấn

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết lựa chọn vật liệu tạo ván in, dụng cụ khắc ván in, vật liệu in, màu in,...

- Hiểu các bước cơ bản thực hiện tranh in nổi.

- Thực hiện được một bức tranh in nổi theo đề tài yêu thích.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung biên soạn trong SHS.

- HS tìm hiểu cách lựa chọn vật liệu, dụng cụ phù hợp trước khi thực hành tranh in nổi theo chủ đề em yêu thích.

  1. Sản phẩm: SPMT tranh in nổi theo chủ đề em yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị trước khi thực hành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị trước khi thực hành:

Vật liệu tạo ván in:

  
  
  

Dụng cụ khắc ván in:

Vật liệu in:

Màu in:

Các dụng cụ khác:

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị trước khi thực hành.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh minh họa, lắng nghe hướng dẫn của GV và liệt kê được những vật liệu, dụng cụ trước khi thực hiện tranh in nổi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những vật liệu, dụng cụ cơ bản trước khi thực hiện tranh in nổi.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và cho HS lựa chọn vật liệu phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện thực tế địa phương.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Chuẩn bị trước khi thực hành

- Lựa chọn vật liệu tạo ván in

+ Chọn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, cao su, thạch cao, bìa cứng,...

+ Mỗi vật liệu có ưu, nhược điểm riêng trong quá trình khắc, in và tạo hiệu quả thẩm mĩ khác nhau.

- Dụng cụ khắc ván in

+ Một số loại dao cơ bản: dao trổ, dao lòng máng, dao bẹt, dao chữ V,...

+ Dao trổ: loại cơ bản và phổ biến nhất, dùng để khắc đường thẳng và mũi nhọn.

+ Dao lòng máng: hình dạng chữ “U”, chữ “V”, dùng để loại bỏ những phần không in từ các khu vực xung quanh.

- Vật liệu in

+ Giấy dó, giấy điệp, giấy báo, bìa, giấy màu, vải,...

+ Mỗi loại giấy có đặc điểm phù hợp với mực in và tạo hiệu ứng khác nhau.

- Màu in

+ Màu goát, màu acrylic, mực in,...

+ Khi in, màu có độ khô và thể hiện màu sắc khác nhau.

- Các dụng cụ khác

Bút chì, bút lông, bảng vẽ, kẹp, giấy can, ru-lô lăn mực,...

 

 

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Đồ hoạ tranh in) Bài 2: Thực hành tranh in nổi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Thực hành tranh in nổi, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay