Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
BÀI 2: THỰC HÀNH LÀM TƯỢNG CHÂN DUNG BẰNG CHẤT LIỆU ĐẤT
(10 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Thể loại tượng chân dung có đặc điểm gì?
- Tượng chân dung có vị trí và vai trò thế nào trong cuộc sống?
- Những nhân vật nào thường được nhà điêu khắc lựa chọn để tạo tượng chân dung?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mời HS lên trình bày hiểu biết của mình về tượng chân dung qua gợi ý:
+ Điểm khác biệt của tượng chân dung với thể loại khác nhau như tranh chân dung và tượng trong nói chung.
+ Các yếu tố để nhận biết đặc điểm khối lớn trên một bức tượng chân dung.
+ Vị trí thường được trưng bày các tác phẩm tượng chân dung.
- GV phân tích một bức tượng chân dung để thấy được sự khác biệt về ngôn ngữ tạo hình giữa tranh và tượng, nhận diện đặc điểm khối lớn trên một bức tượng.
- GV mời HS nêu một số tác phẩm tượng chân dung đã từng thấy trong cuộc sống. Qua đó thấy được vị trí, vai trò của tượng chân dung đối với từng không gian cụ thể.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận về tượng chân dung theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời các nhóm trình bày câu trả lời:
+ Điểm khác biệt của tượng chân dung và tranh chân dung:
+ Các yếu tố để nhận biết đặc điểm khối lớn trên một bức tượng chân dung là: khối đầu, khối cổ, thân dưới và bệ tượng.
+ Tác phẩm tượng chân dung được trưng bày ở: đền chùa, lăng tẩm, đền đài...
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT
- Biết được quá trình thực hiện tượng chân dung.
- Nắm được một số hình thức và các bước thực hiện một phác thảo và một bức tượng chân dung với tỉ lệ 1:1 bằng chất liệu đất sét hoặc tương đương.
- Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật thực hiện phác thảo tượng chân dung và tượng chân dung tỉ lệ 1:1.
- Vận dụng được kiến thức để thực hiện một phác thảo tượng chân dung hoặc một tượng chân dung tỉ lệ 1:1 bằng chất liệu đất sét hoặc tương đương.
- GV tổ chức cho HS quan sát, tìm hiểu một số hình thức, kĩ thuật, các bước thực hiện.
- HS thực hành làm một phác thảo hoặc một tượng chân dung nhân vật với tỉ lệ 1:1 trên chất liệu đất sét hoặc tương đương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Quá trình thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất (hoặc tương đương) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong SGK tr.15 và tóm tắt nội dung. - GV phân tích để HS hiểu đúng, đủ nghĩa ở mỗi giai đoạn. - GV giới thiệu: Đây là những giai đoạn cơ bản nhưng không phải là duy nhất để HS có thể tìm hiểu thêm những cách thực hiện khác ở các nguồn khác, nhằm tạo sự đa dạng, vận dụng linh hoạt trong thực hành. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày về quá trình thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất (hoặc tương đương). - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | NHẬN BIẾT 1. Quá trình thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất (hoặc tương đương) Gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng sáng tác chân dung nhân vật + Tìm ý tưởng sáng tác về một chân dung nhân vật. + Tác giả/nhóm tác giả xác định nhân vật dự định thực hiện phác thảo, sau khi có đủ dữ liệu cần thiết về nhân vật như danh tính, đặc điểm, hình ảnh hoặc các tài liệu mô tả về chân dung sẽ tiến hành thực hiện phác họa tìm bố cục tổng thể trên giấy A4. - Giai đoạn 2: Xây dựng phác thảo + Ý tưởng sáng tác chân dung được thể hiện ở dạng hình khối, dựa trên các bản vẽ đã được tìm tòi ở giai đoạn trước. + Phác thảo được thể hiện bằng chất liệu đất (hoặc tương đương) với kích thước phù hợp, chiều cao thường khoảng dưới 10cm. - Giai đoạn 3: Thực hiện đắp tượng chân dung bằng chất liệu đất + Tượng chân dung thể hiện với kích thước thực tế. |
Nhiệm vụ 2: Cách xác định trục và chia tỉ lệ trên tượng chân dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS quan sát mẫu tượng thật hoặc hình minh họa và phân tích sự cần thiết trong xác định trục và chia tỉ lệ trên tượng chân dung nhằm đảm bảo yếu tố hài hòa, cân đối. - GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh: - GV phân tích trên một khuôn mặt HS cụ thể nhằm tăng cường tính trực quan và dễ hiểu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình minh họa, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về cách xác định trục và chia tỉ lệ trên tượng chân dung. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Cách xác định trục và chia tỉ lệ trên tượng chân dung - Trục dọc: các đường thẳng vuông góc với mặt đất được xác định bằng quả dọi. - Trục ngang: các đường thẳng vuông góc với trục dọc được xác định trên tượng. è Trục dọc và trục ngang giúp nhận biết và phân biệt chiều hướng trước, sau và hai bên, xác định tỉ lệ tương quan giữa các bộ phận trên khuôn mặt. |
Nhiệm vụ 3: Một số vật liệu, đồ dùng và điều kiện cần thiết để thực hành, phác thảo sáng tạo tượng chân dung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu một số đồ dùng và điều kiện cần thiết để thực hành tượng chân dung. - GV sử dụng đất sét địa phương (nếu có) hoặc mua đất sét tại các cửa hàng văn phòng phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày một số hình thức thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất sét. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 3. Một số vật liệu, đồ dùng và điều kiện cần thiết để thực hành, phác thảo sáng tạo tượng chân dung - Đất sét: chọn loại đất có đặc tính đồng nhất, có độ dẻo, độ kết kính và độ mịn phù hợp để làm tượng. - Dụng cụ: sử dụng các đồ vật, dụng cụ có sẵn xung quanh phù hợp với chất liệu đất và các thao tác tạo hình trên đất như đập, gọt, cắt, xén,... - Không gian thực hành: không gian và điều kiện ánh sáng phù hợp, đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi. |
Nhiệm vụ 4: Một số hình thức thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất sét a) Tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng vuông Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước thực hiện tượng chân dung đơn giản từ các khối dạng vuông trong SGK tr.18-20. Bước 1: Bản vẽ phác thảo Bước 2: Tạo các khối dạng vuông Bước 3: Tạo và gắn các khối theo dáng chung Bước 4: Xác định trục chính và điều chỉnh dáng tượng Bước 5: Tạo chi tiết và đặc điểm nhân vật Bước 6: Hoàn thành sản phẩm - GV thị phạm để tăng tính trực quan. - GV yêu cầu HS phác thảo và tạo tượng chân dung từ các dạng khối vuông. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả về tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng vuông. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. b) Tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng tròn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước thực hiện tượng chân dung đơn giản từ các khối dạng tròn tròn SGK tr.20-22. Bước 1: Bản vẽ phác thảo Bước 2: Tạo khối và gắn theo dáng chung Bước 3: Xác định trục và điều chỉnh dáng tượng Bước 4: Tạo chi tiết và đặc điểm nhân vật Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm - GV mời HS thị phạm để tăng tính trực quan. - GV yêu cầu HS phác thảo và tạo tượng chân dung từ các dạng khối tròn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả về tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng tròn. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. c) Tạo hình phác thảo tượng chân dung bằng phương pháp ngẫu hứng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu các bước thực hiện tượng chân dung đơn giản bằng phương pháp ngẫy hứng trong SGK tr.22-24. Bước 1: Tạo các dạng khối theo ý thích Bước 2: Xác định chiều hướng chính Bước 3: Tạo hình chi tiết bộ phận trên khuôn mặt Bước 4: Điều chỉnh các chi tiết theo ý đồ sáng tạo Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm - GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa các phương pháp tạo tượng chân dung. - GV yêu cầu HS phác thảo và tạo tượng chân dung bằng phương pháp ngẫu hứng. - GV nhấn mạnh: + Cách tạo hình các khối dạng vuông. + Cách tạo hình các khối dạng tròn. + Cách lắp ghép các khối để tạo một bố cục với các khối đầu, cổ, vai hoặc bệ tượng. + Phương pháp xác định trục, tỉ lệ trên chân dung. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả về tạo hình phác thảo tượng chân dung bằng phương pháp ngẫu hứng. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. d) Tạo tượng chân dung tỉ lệ 1:1 bằng đất sét Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (5 HS/nhóm). - GV yêu cầu HS lựa chọn thực hiện phác thảo hoặc làm một bức tượng chân dung tỉ lệ 1:1. - GV yêu cầu HS đọc nội dung thực hành trong SGK tr.24-27 và tóm tắt nội dung. - GV nhấn mạnh: + Chân dung nhân vật, chủ thể cần thể hiện. + Đặc điểm lớn trên chân dung nhân vật cần phù hợp với hình thức thể hiện. + Kĩ năng, thao tác để tạo hình các khối cơ bản. - GV yêu cầu các nhóm tương tác trong quá trình thực hành, nhấn mạnh: + Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ thực hành, không gian thực hiện đã đáp ứng đủ chưa? + Phương pháp lên đất tạo hình khối lớn, xác định các trục chính trên chân dung. + Xác định, nhận diện đặc điểm lớn của nhân vật trên bức tượng. - GV yêu cầu thực hiện theo trình tự từng bước, các thao tác cần thiết trong việc làm cốt tượng, lên đất, sử dụng dụng cụ,... - GV lưu ý HS những nội dung trong SGK tr.27: (1) Xác định đặc điểm trên khuôn mặt, nét cá tính của mẫu dự định thể hiện trên tượng. (2) Xác định điểm đỉnh cao nhất của tượng, điểm đáy của tượng. (3) Xác định vị trí hai cạnh bên của tượng. (4) Xác định trục mặt của tượng để từ đó quy được trục lông mày, trục mắt, trục mũi, nhân trung, miệng, đáy cằm,.... (5) Xác định phần bệ tượng (nếu có) sao cho hài hòa chung với tổng thể của tượng. Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ thực hành, đất sét, không gian thực hiện Bước 2: Lên đất, tạo hình khối lớn Bước 3: Hoàn thiện và chỉnh sửa chi tiết - GV lưu ý các nội dung: + Quá trình lên đất tạo hình khối lớn cần cân nhắc kích thước của các khối sao cho phù hợp với tương quan khối đầu, cổ, vai hoặc bệ tượng. + Khi tạo hình và xây dựng bố cục lớn cần căn cứ theo bản phác trên giấy hoặc phác thảo trên mặt đất sét màu cỡ nhỏ (nếu có) để bức tượng có được sự nhất quán về ý tưởng và phong cách tạo hình. + Việc đắp vào hay lấy bớt đất luôn phải cân nhắc đến môi tương quan giữa các khối lớn và khối phụ trong tổng thể bức tượng. + Phần hoàn thiện thêm bớt các chi tiết sao cho bức tượng được sinh động và không bị nát, vụn. + Quan sát dấu vết ở bề mặt khối được vô tình hay chủ ý tạo ra trong quá trình thực hiện để chủ động giữ lại những chất cảm hấp dẫn trên bề mặt khối. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả về tạo tượng chân dung tỉ lệ 1:1 bằng đất sét. - GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 4. Một số hình thức thực hiện tượng chân dung bằng chất liệu đất sét a) Tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng vuông - Bước 1: Quan sát hình ảnh nhân vật để nắm bắt được các đặc điểm lớn trên gương mặt, thực hiện phác họa chân dung nhân vật bằng bút chì trên giấy A4, định hình bố cục lớn. - Bước 2: + Chuẩn bị đất sét, kiểm tra độ dẻo và sự kết dính đạt yêu cầu, ước định kích thước của tượng và phân chia khối lượng đất sét cho khối đầu, cổ, vai hoặc bệ tượng (nếu có). + Dùng tay hoặc dụng cụ đập đất tạo hình ba khối lớn theo phương pháp lược giản về các khối dạng vuông. - Bước 3: Dùng dụng cụ cắt, xén, điều chỉnh hình dáng và tỉ lệ các khối đất cho phù hợp, gắn kết các khối theo cấu trúc đầu, cổ và vai hoặc bệ (nếu có). - Bước 4: Tạo hình các khối chính bằng cách xác định các hướng trục chính phía trước, sau và trái, phải. Cần điều chỉnh cấu trúc, tỉ lệ hợp lí, hài hòa. - Bước 5: Tạo hình các khối phụ bằng cách xác định vị trí của tai, mắt, mũi, miệng dựa trên các hướng và trục đã được đánh dấu, thêm chi tiết, đặc điểm nhân vật. - Bước 6: Hoàn thiện phác thảo. Cần quan sát các chiều để có sự đồng bộ, các chi tiết hài hòa.
b) Tạo hình phác thảo tượng chân dung từ các khối dạng tròn - Bước 1: Quan sát hình ảnh để nắm bắt đặc điểm lớn, khai thác và diễn tả các nét cong là đặc điểm điển hình trên khuôn mặt nhân vật, thực hiện phác họa bằng bút chì trên giấy A4, định hình bố cục lớn. - Bước 2: + Chuẩn bị đất sét, dùng tay xoa, nắn tạo hình, phân chia khối lượng đất sét thành ba khối có dạng tròn tương ứng với khối tích của khối đầu, cổ, vai hoặc bệ (nếu có). + Điều chỉnh kích thước phù hợp. Gắn kết các khối tương ứng với nhau. - Bước 3: Xác định các trục ngang, dọc. Xác định vị trí tai, mắt, mũi, miệng dựa trên các hướng và trục đã được đánh dấu. - Bước 4: Dùng dụng cụ hoặc ngón tay để ấn tạo thêm chi tiết như mắt, mũi,... có thể điều chỉnh hướng quay của đầu phù hợp với ý tưởng cần thể hiện. - Bước 5: Nhấn thêm chi tiết và đặc điểm nhân vật để hoàn thiện bức tượng.
c) Tạo hình phác thảo tượng chân dung bằng phương pháp ngẫu hứng - Bước 1: Dùng tay hoặc dụng cụ có sẵn đập hoặc nắn đất thành các khối ngẫu nhiên. Quan sát khối đất và chỉ dừng lại khi có hình dạng phù hợp với ý tưởng thực hiện. - Bước 2: Dùng dụng cụ xác định các trục chính trên khối đất để cụ thể chiều hướng chính của bức tượng. - Bước 3: Quan sát hình thù khối đất để có những gợi ý về những đặc điểm phù hợp với khuôn mặt nhân vật, hình dung cụ thể vị trí các chi tiết chính trên chân dung như phần đầu, mặt, mắt, mũi, miệng,... - Bước 4: Ngắm nhìn và cân nhắc tạo hình các chi tiết bằng cách dùng dụng cụ, hoặc dùng tay để cắt, xén, nắn, ấn khối đất. - Bước 5: Hoàn thiện tượng.
d) Tạo tượng chân dung tỉ lệ 1:1 bằng đất sét - Bước 1: Chuẩn bị phác thảo, tư liệu, hình ảnh về nhận vật, dụng cụ đồ dùng thực hành, đất sét, không gian thực hiện. + Bàn xoay: ba hoặc bốn chân, có độ cao phù hợp với tư thế nặn tượng. Chiều rộng khoảng 40cm và mặt bàn xoay có thể xoay tròn. + Cốt tượng: là một thanh gỗ hoặc kim loại buộc một số mẩu gỗ hình chữ thập và được gắn chắc chắn xuống dưới bệ đỡ, giữ đất giúp ổn định hình dáng của tượng. + Dao nặn: bằng gỗ, tre hoặc kim loại dùng để tạo hình, chỉnh sửa chi tiết, diễn tả chất ở bề mặt,... + Dùi đập đất: dùng để đập gắn kết các cục đất nhỏ thành khối, định hình các mảng diện, khối lớn trên tượng. + Com-pa, thước thủy: · Com-pa dùng để đo tỉ lệ, tương quan giữa các bộ phận. · Thước thủy (thước vi-lo) dùng để xác định độ thăng bằng của các trục chính trên chân dung. + Đất sét: chọn loại đất có đặc tính đồng nhất, độ dẻo, độ kết dính và độ mịn phù hợp. - Bước 2: Lên đất tạo hình khối lớn. + Quá trình lên đất theo nguyên tắc đắp dần từ trong ra ngoài. Các trục dọc và ngang được xác định bằng thước và com-pa trên tượng, bám sát ý đồ bố cục của phác thảo. + Luôn kiểm tra khối lượng tương ứng với kích thước và tỉ lệ dự định thực hiện. + Dùng dùi đập đất tạo hình khối đất thành những mảng khối lớn. + Phân rõ khối bằng các mảng diện nhỏ hơn, thể hiện chi tiết bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng,... + Kiểm tra lại bố cục dạng của tượng đã vững chãi và thuận mắt chưa, tỉ lệ và cấu trúc của các khối bộ phận đã hợp lí trong tổng thể chưa. - Bước 3: Hoàn thiện và chỉnh sửa chi tiết. + Điều chỉnh từ các dạng khối, diện có cạnh góc, sang hình khối có độ chuyển gần với mẫu thật hơn, điều chỉnh gia giảm dựa vào đặc điểm của mẫu. + Thường xuyên xoay tượng để quan sát, đối chiếu, so sánh các bộ phận trên khuôn mặt cho hài hoà, cân đối ở các chiều.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác