Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Đồ hoạ tranh in) Bài 1: Khái quát về tranh in nổi

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Khái quát về tranh in nổi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG: ĐỒ HỌA (TRANH IN)

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRANH IN NỔI

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được đặc điểm tranh in nổi.
  • Biết được một số kĩ thuật để thực hành, sáng tạo tranh in nổi.
  • Có hiểu biết và yêu thích thể loại tranh in nổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nhận biết được chất liệu, kĩ thuật để thực hành, sáng tạo tranh in nổi.
  • Thực hiện được tranh in nổi, khắc ván in và in tranh ở mức độ đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Hiểu biết và yêu thích nghệ thuật đồ họa tranh in.
  • Biết thưởng thức tác phẩm, sản phẩm đồ họa tranh in.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số tác phẩm tranh in nổi, vựng tập triển lãm (nếu có), bài thực hành tranh in nổi hoặc ảnh chụp tác phẩm.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Bài thuyết trình
  • Một số hình ảnh tư liệu và tác phẩm/ sản phẩm tranh in nổi.
  • Dụng cụ: bản khắc, dao khắc hoặc vật nhọn, giấy in, mực hoặc màu và một số đồ dùng khác để thực hiện tranh in nổi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của tranh in nổi. Từ đó HS hiểu được khái quát lịch sử phát triển tranh in nổi trên thế giới và Việt Nam.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến đặc điểm của tranh in nổi, chất liệu và tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
  3. Sản phẩm: Bài thuyết trình bằng hình thức phù hợp (powerpoint, video clip,...)
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu, tìm dữ liệu và thuyết trình về một số tác phẩm tranh in nổi, nêu đặc điểm của tranh in nổi theo hình thức phù hợp:

+ Nhóm 1: Thế nào là tranh in nổi? Tranh in nổi có đặc điểm gì khác với các tranh khác mà em đã được học ở lớp 10.

+ Nhóm 2: Em kể tên những tranh in nổi mà em biết. Theo em tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ có phải là tranh in nổi không? Chất liệu thông dụng để thể hiện tranh in nổi là gì?

+ Nhóm 3: Nêu tên tác giả và một vài tác phẩm đồ họa tranh in tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên các nhóm, chuẩn bị phần thuyết trình nội dung đã được giao.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:

+ Nhóm 1: Tranh in nổi là tranh được in thông qua quá trình tạo hình gián tiếp bằng các kĩ thuật khắc, in theo phương pháp đưa màu từ thành phần nổi của ván in lên bề mặt vật liệu in. Sự khác biệt so với tranh khắc: họa sĩ sử dụng kĩ thuật khắc để diễn đạt ý đồ sáng tạo và những cảm nhận khác nhau.

+ Nhóm 2: Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ là tranh in nổi, được chế tác bằng phương pháp in khắc thủ công, giấy vẽ làm từ vỏ con điệp trộn với hồ, in ấn trên ván gỗ.

Các chất liệu thông dụng để thể hiện tranh in nổi là: gỗ, cao su, bìa cứng, giấy, vải,...

+ Nhóm 3: Một số tranh in nổi tiêu biểu:

Bức tranh khắc gỗ của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung

tác phẩm "Chùa Đàn" của Nguyễn Tuân

Tranh Đông Hồ “Lợn đàn” - Tranh dân gian Việt Nam

Kinh Kim Cương – bản in khắc gỗ năm 898

nhà Đường tại Trung Quốc

- GV đưa ra kết luận:

+ Trong lịch sử nghệ thuật đồ họa, in nổi là một trong những phương pháp ấn loát phổ biến để in sách, tranh và các sản phẩm văn hóa. Phương pháp in nổi ra đời khá sớm, gắn liền với sự phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.

+ In nổi là hình thức in lâu đời được sử dụng rộng rãi ở Châu Á, bắt nguồn từ Trung Quốc. Ở Việt Nam, thế kỉ 15, Thám hoa Lương Nhữ Hộc được coi là người mang nghề khắc ván in vào Việt Nam, sử dụng trong việc in sách và tranh dân gian.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết một số kĩ thuật cơ bản trong thực hành, sáng tạo tranh in nổi.

- Nhận biết về đặc điểm tạo hình trong tranh in nổi.

- Nhận biết các bước cơ bản thực hành sáng tác tranh in nổi.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về kĩ thuật thể hiện, đặc điểm tạo hình trong SHS.

- HS tìm hiểu các bước gợi ý làm tranh in nổi và thực hành sáng tạo sản phẩm tranh in nổi.

  1. Sản phẩm: SPMT tranh in nổi với chủ đề em yêu thích.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kĩ thuật thể hiện tranh in nổi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK tr.7-9 để biết thêm đến dụng cụ, quá trình khắc ván in, kĩ thuật in tranh.

- GV chuẩn bị dụng cụ trong khắc ván in, video về kĩ thuật khắc ván và in tranh cho HS quan sát:

Link video:

https://www.youtube.com/watch?v=tqnXslf99n4 (0:09 – 3:00)

- GV chiếu một số hình ảnh về quá trình khắc ván in và tác phẩm tranh được làm từ kĩ thuật in tranh nổi:

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS thực hành phác thảo bản vẽ nét, xây dựng bố cục cho bức tranh in nổi ở phần tiếp theo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu kiến thức, quan sát hình ảnh, xem video và thực hành phác thảo theo hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày bản phác thảo bản vẽ nét cho tranh in nổi.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về quá trình khắc ván in và kĩ thuật in tranh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Kĩ thuật thể hiện tranh in nổi

- Quá trình khắc ván in:

+ Phác thảo ý tưởng, chuyển hình từ phác thảo lên bề mặt ván in.

+ Sử dụng dao khắc phù hợp để thể hiện nét đặc khắc trên bề mặt ván khắc.

- Kĩ thuật in tranh:

+ Quét lớp mực/ màu mỏng trên bề mặt ván in, dàn đều mực trên bề mặt bản in, có thể sử dụng bút lông hoặc ru-lô lăn mực.

+ Đặt vật liệu in lên ván in đã được lăn mực/ màu, dùng tay hoặc ru-lô xoa trên bề mặt sau của vật liệu in để màu từ ván in chuyển sang vật liệu in -> bản in.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Đồ hoạ tranh in) Bài 1: Khái quát về tranh in nổi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Khái quát về tranh in nổi, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay