Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Điêu khắc) Bài 1: Khái quát về tượng tròn

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Khái quát về tượng tròn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG: ĐIÊU KHẮC

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯỢNG TRÒN

(6 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được đặc điểm thể loại tượng tròn.
  • Hiểu được đặc điểm khối lượng tượng tròn.
  • Nhận biết về một số yếu tố và nguyên lí tạo hình của thể loại tượng chân dung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết và sử dụng được chất liệu tạo hình trong thực hành, sáng tạo tượng tròn.
  • Tìm ý tưởng và xây dựng được một phác thảo tượng chân dung.
  1. Phẩm chất
  • Hiểu biết và yêu thích nghệ thuật tượng tròn.
  • Thưởng thức tác phẩm, sản phẩm tượng tròn một cách có ý thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số ảnh chụp các sản phẩm tượng tròn,...
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Ảnh tư liệu về tác phẩm/ sản phẩm tượng tròn đã sưu tầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thông tin về sự xuất hiện, phát triển của thể loại tượng tròn trên thế giới và Việt Nam.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến:

- Sự xuất hiện của tượng tròn ở một số nền văn hóa trên thế giới.

- Một số tác giả, tác phẩm tượng tròn tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới qua một số thời kì.

  1. Sản phẩm: Bài thuyết trình bằng hình thức phù hợp (powerpoint, sơ đồ tư duy, video clip,...)
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:

+ Nhóm 1: Sự xuất hiện của tượng tròn trong một số nền văn hóa.

+ Nhóm 2: Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng trên thế giới qua một số thời kì.

+ Nhóm 3: Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng ở Việt Nam qua một số thời kì.

- GV đưa ra gợi ý trong trình bày cho các nhóm:

Nhóm 1:

+ Lựa chọn nền văn hoá có tính đại diện để thấy được sự khác nhau trong chất liệu, tạo hình tượng tròn.

+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của tượng tròn trong những giai đoạn tiền sử - cổ đại (gắn với tín ngưỡng, tôn giáo; đối tượng thể hiện (thần, con người, thú,...).

Nhóm 2:

+ Tác giả tiêu biểu.

+ Tác phẩm tiêu biểu.

+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của tượng tròn trong giai đoạn lịch sử (cổ đại - trung đại - hiện đại),...

Nhóm 3:

+ Tác giả tiêu biểu.

+ Tác phẩm tiêu biểu.

+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của tượng tròn trong thời kì hiện đại,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.

Gợi ý trả lời:

+ Sự xuất hiện của tượng tròn trong một số nền văn hóa.

* Ở Việt Nam: Tượng tròn xuất hiện sớm nhất gắn liền với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.

 

Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo: Tượng đài “Chiến thắng sông Lô” chất liệu bêtông, cột biểu tượng cao 26m, nhóm tượng cao 7m, hoàn thành năm 1982, đặt tại Núi Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ.

 

Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu: Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù được làm từ chất liệu đồng và hoàn thành vào năm 1958.

* Trên thế giới:

  • Tượng thời kì Lưỡng Hà:
  • Kiến trúc cổ phần lớn chịu ảnh hưởng của các vị thần, được gọi là “Anunnaki” hoặc những người đến từ thiên đường.
  • Vật liệu xây dựng chính là gạch bùn, được tạo thành từ các khuôn gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau. Sau khi gỡ bỏ các khuôn, gạch được nung bằng sức nóng của mặt trời hoặc đốt trong lò.
  • Tượng Moi (Moai) – Ra-pa Nui, Đảo Phục Sinh, Chile
  • Được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất.
  • Moai lớn nhất từng được dựng lên là “Paro”, cao tới 10 mét (33 feet) và nặng 75 tấn. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21 mét (69 ft) và nặng 270 tấn.

+ Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng trên thế giới qua một số thời kì:

Tượng thần vệ nữ (Venus)

- Tác giả: Chưa rõ.

- Tác phẩm: Theo thần thoại La mã thì Venus là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Có rất nhiều bức tượng về thần Venus nhưng nổi tiếng nhất là bức tượng cẩm thạch Venus de Milo có niên đại từ thế kỷ 1 hoặc 2 trước Công nguyên. Bức tượng không có tay này được tìm thấy trên đảo Melos của Hy Lạp năm 1820.

Tượng thần Hermes và Dionysios

- Tác giả: Praxiteles.

- Tác phẩm: Đây là một trong những kiệt tác còn lại của nhà điêu khắc Hy Lạp cổ Praxiteles. Bức tượng này miêu tả vị thần của tuổi trẻ, sức mạnh và trí tuệ uyên bác. Tay trái vị thần ôm một đứa bé. Vẻ đẹp của bức tượng cẩm thạch này là một bằng chứng rõ ràng về tài năng của nghệ sĩ Praxiteles trong các chi tiết trên khuôn mặt và mái tóc từ thời cổ đại đến nay vẫn chưa ai vượt qua được.

+ Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng ở Việt Nam qua một số thời kì:

Tượng tròn nam nữ thời Đông Sơn

- Tác giả: Chưa rõ.

- Tác phẩm: Bức tượng được tạo tác theo phong cách tả thực, bằng những đường nét phóng khoáng, sinh động. Khối tượng tròn nam nữ được tạo dáng trong tư thế mặt đối mặt, đang ôm nhau, giao hoan trong tư thế đứng. Khối tượng cao 17.2cm, có thể đặt đứng vững chãi trên bề mặt bằng, người nam và người nữ cao xấp xỉ nhau. 

è Toàn khối tượng toát lên vẻ đẹp mạnh mẽ, vừa có tính hiện thực vừa ẩn chứa sâu lắng tinh thần phồn thực. Đây là tác phẩm nghệ thuật đẹp, là sản phẩm của trình độ kỹ thuật đúc đồng và mỹ thuật đỉnh cao thời văn hóa Đông Sơn.

Cô gái cài lược - đồng,

khoảng 1927-28

- Tác giả: Vũ Cao Đàm là tác giả của nhiều tranh, tượng sáng giá, được săn lùng trong các phiên giao dịch quốc tế...

- Tác phẩm: Cô gái cài lược được lấy cảm hứng từ các thiếu nữ trong Mỹ thuật thời Tùy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần thuyết trình của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được khái niệm về thể loại tượng tròn và tượng chân dung.

- Hiểu về đặc điểm khối trong tượng tròn và tượng chân dung.

- Nhận biết về đặc điểm, phân loại trong tượng tròn và tượng chân dung.

- Vận dụng được kiến thức để thưởng thức vẻ đẹp trong tạo hình tượng tròn và tượng chân dung.

- Biết cách tìm ý tưởng và xây dựng phác thảo tượng chân dung yêu thích.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành để nhận biết về những nội dung liên quan đến tượng tròn và tượng chân dung theo mục tiêu đã đề ra.
  2. Sản phẩm: Nhận biết và phác thảo về tượng chân dung.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tượng tròn

a) Thể loại tượng tròn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu về một số thể loại trong tượng tròn SGK tr.6 và tóm tắt nội dung.

Tượng tròn

- GV lưu ý với HS sự phân loại chỉ có tính tương đối và phù hợp với vị trí, không gian đặt tượng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày thể loại tượng tròn.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b) Đặc điểm khối trong tượng tròn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm khối trong tượng tròn SGK tr.7, 8 và tóm tắt nội dung.

Hình khối

Chất liệu tạo hình

- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và tham gia trò chơi nhận biết thể loại tượng tròn.

- GV trình chiếu hình ảnh, video clip và yêu cầu mỗi nhóm: Sắp xếp ảnh tượng vào từng ô phân loại. Nhóm nào thực hiện nhanh và đúng sẽ thắng.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

- GV cho HS tìm hiểu về đặc điểm khối trong tượng tròn, lưu ý:

+ Biểu hiện của khối trong tượng tròn, mối quan hệ của khối giữa các bộ phận của tượng và giữa tượng với không gian đặt tượng.

+ Chất liệu trong thể hiện tượng tròn đem đến những chất cảm khác nhau, tạo nên sự thú vị khi sáng tạo của nhà điêu khắc cũng như sự thường thức của công chúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, tóm tắt nội dung.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện trả lời câu hỏi trò chơi:

+ Hình 1: tượng trang trí.

+ Hình 2: tượng chân dung.

+ Hình 3: tượng triển lãm.

+ Hình 4: tượng đài.

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung đặc điểm của tượng tròn.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Tượng tròn

a) Thể loại tượng tròn

Căn cứ theo nội dung và mối quan hệ với không gian, tượng tròn được chia thành:

- Tượng trang trí.

- Tượng triển lãm.

- Tượng đài.

- Tượng chân dung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Đặc điểm khối trong tượng tròn

- Hình khối:

+ Thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận của khối, toàn bộ bố cục hình khối với không gian xung quanh.

+ Vẻ đẹp thể hiện trong mối tương quan giữa các bộ phận và các chi tiết phụ trợ, dáng thể, mảng - miếng và cách tạo hình:

·      Khối nổi – khối chìm.

·      Khối cứng – khối mềm.

·      Khối động – khối tĩnh,...

- Chất liệu tạo hình:

+ Lựa chọn theo chủ đề hay phong cách, khả năng thực hiện của nhà điêu khắc.

+ Đem đến những chất cảm khác nhau: rắn, mềm, cứng, sần sùi, mịn, căng, đanh,...

è Việc lựa chọn chất liệu và cách tả chất ở bề mặt tác phẩm phù hợp đem đến sự hấp dẫn, thú vị khi thưởng thức.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Điêu khắc) Bài 1: Khái quát về tượng tròn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Khái quát về tượng tròn, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay