Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Hội hoạ) Bài 1: Kĩ thuật vẽ màu nước

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Kĩ thuật vẽ màu nước. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

NỘI DUNG: HỘI HỌA

BÀI 1: KĨ THUẬT VẼ MÀU NƯỚC

(6 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được các đặc điểm của chất liệu màu nước, các kĩ thuật sử dụng chất liệu màu nước cơ bản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thực hành được các kĩ thuật sử dụng chất liệu màu nước cơ bản.
  • Sử dụng kết hợp nhiều kĩ thuật thể hiện được một bức tranh màu nước.
  • Nhận xét, trao đổi và viết bài luận thể hiện hiểu biết về chất liệu màu nước.
  1. Phẩm chất
  • Có hiểu biết ban đầu về chất liệu màu nước, các kĩ thuật cơ bản từ đó hình thành sự yêu thích đối với tranh chất liệu này.
  • Thưởng thức tranh màu nước một cách có ý thức.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số hình ảnh về chất liệu, các tác phẩm màu nước.
  • Dụng cụ vẽ màu nước (giấy, bút vẽ, màu,..)
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Dụng cụ vẽ màu nước (giấy, bút vẽ, màu,..)
  • Bài thuyết trình, bài thực hành.
  • Ảnh tư liệu về tác phẩm mĩ thuật đã sưu tầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chất liệu màu nước, các loại dụng cụ vẽ màu nước và kĩ thuật vẽ màu nước cơ bản.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về các nội dung liên quan chất liệu màu nước.

  1. Sản phẩm: Bài thuyết trình.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về chất liệu màu nước.

  

- GV giới thiệu cho HS: Các thể loại màu nước hiện nay gồm dạng tuýp, dạng bánh, dạng hộp.

  

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số tranh màu nước và một số tranh chất liệu khác (chì than, màu bột, sơn dầu).

  

Tranh chất liệu màu nước

  

Tranh chì – than

  

Tranh màu bột

  

Tranh sơn dầu

- GV chia HS thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát các thể loại tranh, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Trình bày cảm nhận về sự khác biệt giữa tranh màu nước với tranh chất liệu khác:

+ Nhóm 1: Tranh màu nước so với tranh chì – than.

+ Nhóm 2: Tranh màu nước so với tranh màu bột.

+ Nhóm 3: Tranh màu nước so với tranh sơn dầu.

- GV hướng dẫn HS nhận xét sự khác biệt qua các yếu tố:

+ Bố cục tranh.

+ Đối tượng diễn tả trong tranh.

+ Khả năng diễn tả của chất liệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Tranh màu nước: vẽ từ nhạt đến đậm dần, người vẽ màu nước rất hạn chế dùng đến màu trắng vì đã có màu trắng của giấy.

+ Tranh màu bột: có thể chồng nhiều lớp màu và vẽ ở dạng khô hay ướt đều được. Màu bột có thể sửa, trong nhiều trường hợp người ta có thể “rửa” tranh để vẽ bài mới.

+ Tranh sơn dầu: dùng các bột sắc tố trộn cùng tạo nên một hỗn hợp sệt quánh và lâu khô.

+ Tranh than chì: chỉ có hai màu đen trắng được hòa quyện với nhau, kết hợp kỹ thuật tô, đánh bóng, tẩy xóa tạo nên một không gian sống động và đầy màu sắc, có hồn thật.

- GV kết luận:

+ Màu nước là một trong những chất liệu tạo hình phổ biến trong nghệ thuật hội hoạ.

+ Được làm từ các hạt sắc tố được nghiền mịn, thường là dạng bột, kết hợp với chất kết dính gốc nước tinh chế và gôm Arabic.

+ Khi sử dụng, màu được pha trộn, hoà tan với nước tạo ra dung dịch có màu sắc. Màu nước được thể hiện trên bề mặt tranh bằng cách sử dụng nhiều loại bút vẽ (cọ vẽ) và kĩ thuật thể hiện khác nhau, mang lại độ trong trẻo.

+ Chất liệu màu nước sử dụng thực hành, sáng tạo trong hội họa thường vẽ mỏng nhưng vẫn biểu đạt sắc độ rực rỡ và tinh tế cùng một lúc.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được các dụng cụ vẽ của chất liệu màu nước.

- Nhận biết được các kĩ thuật cơ bản trong sử dụng chất liệu màu nước.

- Có thể thưởng thức được một bức tranh màu nước.

  1. Nội dung:

- GV giới thiệu cho HS về các dụng cụ vẽ sử dụng trong chất liệu màu nước, hiệu ứng được tạo ra từ các dụng cụ.

- GV giới thiệu các kĩ thuật cơ bản sử dụng trong chất liệu màu nước và tổ chức cho HS thực hành.

  1. Sản phẩm: Bài thực hành vẽ tranh chất liệu màu nước.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Bút vẽ màu nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu cho HS:

+ Chất liệu màu nước thường được vẽ với các loại bút vẽ mềm, được làm bằng sợi tổng hợp hoặc lông thú.

+ Để hiệu quả khi vẽ màu nước, họa sĩ chuẩn bị nhiều loại bút khác nhau về hình dáng và kích thước.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh các loại bút thường được sử dụng trong thể hiện chất liệu màu nước, hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Theo công năng sử dụng, bút vẽ màu nước thường được chia thành những loại nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các loại bút vẽ màu nước được dùng theo công năng sử dụng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các loại bút vẽ màu nước được dùng theo công năng sử dụng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Bút vẽ màu nước

- Để vẽ những mảng rộng, sử dụng các loại bút vẽ:

+ Lớn, tròn (Round).

+ Phăng, dẹt (Flat).

+ Bản rộng (Fan, Mop),...

Có cỡ từ 8 mm trở lên để tạo ra nét lớn và có khả năng giữ nước nhiều hơn.

- Để vẽ các chi tiết nhỏ sử dụng các loại bút vẽ: đầu bút nhọn, mảnh và cỡ dưới 4 mm.

- Để vẽ hình và diện thông thường, sử dụng các loại bút vẽ: phù hợp với khả năng sử dụng (là dạng bút vẽ tròn, phẳng có kích thước vừa phải).

Nhiệm vụ 2: Một số hiệu ứng do bút vẽ đem lại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát sát hình ảnh về một số hiệu ứng do bút vẽ đem lại.

- GV giới thiệu cho HS về hiệu ứng tạo ra của các loại cọ cơ bản (cọ tròn, cọ dẹt).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét về hiệu ứng của nét do các loại bút vẽ được sử dụng trong chất liệu màu nước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và lắng nghe GV giới thiệu về hiệu ứng tạo ra của các loại cọ cơ bản.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại đại diện 1 – 2 HS chỉ trên bảng lớp và nhắc lại các hiệu ứng tạo ra của các loại cọ cơ bản.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về hiệu ứng của nét do các loại bút vẽ được sử dụng trong chất liệu màu nước.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các hiệu ứng tạo ra của các loại cọ cơ bản.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Một số hiệu ứng do bút vẽ đem lại

Ở mỗi loại cọ trong điều kiện chứa màu và cách dùng bút khác nhau sẽ cho hiệu ứng khác nhau:

- Nét tròn cơ bản.

- Nét tròn cỡ vừa.

- Nét tròn cỡ nhỏ.

- Nét dẹt cỡ lớn.

- Nét dẹt cỡ vừa.

- Nét dẹt cỡ nhỏ.

- Nét mảnh.

Nhiệm vụ 3: Vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi: Nêu vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước được các họa sĩ sử dụng phổ biến hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước được các họa sĩ sử dụng phổ biến hiện nay.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước được các họa sĩ sử dụng phổ biến hiện nay.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước

- Màu nước được sử dụng trên các bề mặt thẩm thấu.

- Vật liệu được sử dụng phổ biến:

+ Giấy chuyên dụng: xốp, dai, bền.

+ Lụa, giấy dó.

 

Nhiệm vụ 4: Cách sử dụng bút trong màu nước

- GV hướng dẫn HS sử dụng cọ vẽ theo hình ảnh SGK hướng dẫn.

- GV thị phạm cho HS cách sử dụng bút vẽ.

- GV hướng dẫn HS thực hành: Sử dụng bút vẽ trên vật liệu bề mặt mà em có.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, GV thị phạm và thực hành.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày và thực hành cách sử dụng bút vẽ trên bề mặt vật liệu sẵn có.

- GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

4. Cách sử dụng bút trong màu nước

- Dùng lực nhẹ, đưa bút di chuyển theo hướng thân bút.

- Hạn chế đưa ngược, gây hại cho phần đầu bút.

 

Nhiệm vụ 5: Kĩ thuật cơ bản sử dụng trong thực hành chất liệu màu nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác kênh hình, kênh chữ trong mục và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1: Kĩ thuật ướt trên ướt

●     Nêu đặc điểm và cách thực hiện kĩ thuật ướt trên ướt.

●     Thực hiện kĩ thuật ướt trên ướt.

●     Phân tích tác phẩm màu nước cụ thể sử dụng kĩ thuật ướt trên ướt.

+ Nhóm 2: Kĩ thuật ướt trên khô

●     Nêu đặc điểm và cách thực hiện kĩ thuật ướt trên khô.

●     Thực hiện kĩ thuật ướt trên khô

●     Phân tích tác phẩm màu nước cụ thể sử dụng kĩ thuật ướt trên khô.

+ Nhóm 3: Kĩ thuật chuyển sắc độ một màu

●     Nêu đặc điểm và cách thực hiện kĩ thuật chuyển sắc độ một màu.

●     Thực hiện kĩ thuật chuyển sắc độ một màu.

●     Phân tích tác phẩm màu nước cụ thể sử dụng kĩ thuật chuyển sắc độ một màu.

+ Nhóm 4: Kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định

●     Nêu đặc điểm và cách thực hiện kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định.

●     Thực hiện kĩ thuật nhiều màu theo hướng xác định.

●     Phân tích tác phẩm màu nước cụ thể sử dụng kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định.

- GV hướng dẫn HS phân tích tác phẩm màu nước cụ thể theo hướng:

+ Nội dung tranh.

+ Phân tích bố cục và hòa sắc của bức tranh.

+ Phân tích kĩ thuật tác giả sử dụng khi diễn tả các chi tiết, hiệu quả đem lại cho bức tranh.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời: Việc kết hợp nhiều kĩ thuật đem lại hiệu quả thế nào trong vẽ tranh màu nước?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác kênh hình, kênh chữ và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe phần trình bày, thực hành của nhóm bạn và nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai trong phần thực hành cho HS (nếu có).

5. Kĩ thuật cơ bản sử dụng trong thực hành chất liệu màu nước

- Kĩ thuật ướt trên ướt:

+ Đặc điểm: lợi dụng đặc điểm loang tự nhiên để tạo hiệu ứng sinh động trên bề mặt giấy.

+ Cách thực hiện: làm ướt mặt giấy và sử dụng màu ngay khi bê mặt giấy còn âm đề tạo độ loang.

- Kĩ thuật ướt trên khô:

+ Đặc điểm: lợi dụng đặc tính trong suốt và độ sáng của màu nước đề thế hiện qua các lớp màu xếp chồng lên nhau.

+ Cách thực hiện:

●     Vẽ trực tiếp màu nước lên bề mặt giấy khô theo thứ tự từ lớp màu loang, sáng màu kết thúc bằng lớp màu đậm, sẫm màu.

●     Mỗi lớp màu cần được làm khô trước khi vẽ lớp màu khác lên.

●     Mỗi lớp màu thêm vào, sắc độ và quang độ của màu sẽ có sự thay đổi.

- Kĩ thuật chuyển sắc độ một màu

+ Đặc điểm: thay đổi sắc độ một màu bằng cách chuyển từ màu đậm, đặc sang màu

loãng, nhạt.

+ Cách thực hiện:

●     Đặt bảng vẽ và giấy nghiêng một góc.

●     Tạo một nét vẽ theo chiều ngang.

●     Nhúng bút vẽ vào nước sạch, lau sạch phần nước thừa, vẽ nét ngang khác chồng lên bên dưới nét vẽ đầu tiên đề màu bắt đầu chảy xuống.

- Kĩ thuật kết hợp nhiều màu theo hướng xác định

+ Đặc điểm: kết hợp và trộn lẫn nhiều màu tạo độ chuyển êm.

+ Cách thực hiện:

●     Đặt bảng vẽ và giây nghiêng một góc.

●     Lựa chọn một màu và tạo một nét vẽ theo chiều ngang;

●     Lựa chọn một màu khác và tạo một nét vẽ theo chiều ngang.

●     Dùng bút sạch, ướt để hoà giữa phân tiếp xúc của hai màu.

=> Trong thực hành, sáng tạo với chất liệu màu nước, việc kết hợp nhiều kĩ thuật khi thể hiện sẽ tạo sự hấp dẫn, đặc sắc hơn so với việc chỉ áp dụng một kĩ thuật cố định.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Hội hoạ) Bài 1: Kĩ thuật vẽ màu nước

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài Kĩ thuật vẽ màu nước, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay