Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Thiết kế công nghiệp) Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có

Soạn mới Giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 2: THIẾT KẾ ĐỒ TRANG SỨC THỦ CÔNG BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được tính thẩm mĩ và tính ứng dụng thông qua sản phẩm đồ trang sức.
  • Biết về tính đa dạng của vật liệu trong thực hiện đồ trang sức.
  • Biết về đặc điểm của đồ trang sức thủ công.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện được ý tưởng thiết kế đồ trang sức.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được phác thảo thiết kế và hoàn thiện đồ trang sức từ vật liệu sẵn có. Trong đó, thể hiện sự kết hợp giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng.
  • Biết thực hành một số kĩ thuật đơn giản trong thực hiện đồ trang sức thủ công.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành niềm yêu thích đối với lĩnh vực thiết kế trang sức và biết ứng dụng vào cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số sản phẩm thiết kế đồ trang sức của HS, chuyên gia,...
  • Các tư liệu hình ảnh thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có,...
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Giấy vẽ A4, bút chì, màu nước, màu dạ, màu sáp, thước, tẩy,...
  • Vật liệu sẵn có và dụng cụ để chế tác đồ trang sức đơn giản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết và hiểu về sự đa dạng của đồ trang sức thủ công, từ chất liệu cho đến kiểu dáng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình về công cụ, kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức thủ công.
  3. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức.

+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức.

- GV lưu ý HS khi tìm hiểu và chuẩn bị phần thuyết trình:

+  Điều gì tạo nên ấn tượng cho sản phẩm đồ trang sức thủ công? (vật liệu, kiểu dáng,...)

+ Cách lựa chọn, kết hợp vật liệu trong chế tác đồ trang sức thủ công cần lưu ý gì?

+ Việc sử dụng công cụ, kĩ thuật trong chế tác đồ trang sức cần lưu ý gì để đảm bảo tính an toàn và thẩm mĩ.

+ Chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài viết.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm trình bày phần thuyết trình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:

+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức: dây chun/ thun; hạt nhựa; cành cây khô;...

+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức: kĩ thuật mở và đóng vòng tròn; kĩ thuật tết dây; kĩ thuật hàn kim loại; kĩ thuật đính hạt;...

- GV nhấn mạnh: Thiết kế trang sức từ vật liệu sẵn có vừa mang tính độc đáo, tính thẩm mĩ vừa mang tính độc nhất.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được đặc điểm của đồ trang sức thủ công (tính truyền thống, tính độc đáo, tính kinh tế).

- Biết được sự khác nhau giữa đồ trang sức thủ công và đồ trang sức sản xuất hàng loạt.

- Hiểu được cách lựa chọn vật liệu và kĩ thuật trong thiết kế trang sức.

- Biết và thực hành chế tác đồ trang sức thủ công theo các bước gợi ý cơ bản.

  1. Nội dung:

- Đặc điểm của đồ trang sức thủ công.

- Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có.

- Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức và một số kĩ thuật thực hiện đồ trang sức thủ công.

- Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm đồ trang sức thủ công.

- Thiết kế tạo mẫu một đồ trang sức từ vật liệu sẵn có.

  1. Sản phẩm:

- Tư duy về thiết kế đồ trang sức đơn giản từ vật liệu sẵn có.

- Sản phẩm đồ trang sức từ vật liệu sẵn có đơn giản.

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức (Thiết kế công nghiệp) Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức bài thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có, giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay