Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu HS một sô sản phẩm của hoạt động sản xuất và di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên địa phương cho HS quan sát và yêu cầu HS trả lời xem hình ảnh về nội dung gì - GV nhận xét, yêu cầu HS dựa vào hình vừa quan sát, nêu một sản phẩm (nông nghiệp, thủ công) hoặc một di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà HS thích nhất. - GV nhận xét, tổng hợp lại câu trả lời - GV nhận xét, dẫn dắt: Trong chủ đề đầu tiên về Cộng đồng địa phương, chúng ta đã học được rất nhiều bài học bổ ích. Vậy ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ đi ôn tập lại nội dung của những bài học đã học trong chủ đề Cộng đồng địa phương nhé!
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hoàn thiện sơ đồ hệ thống hóa a. Mục tiêu: HS hệ thống hóa được các kiến thức đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương b. Cách tiến hành - GV phát sơ đồ trên giấy A4 và tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức và nội dung đã học theo nhóm về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công và công nghiệp, di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên. - GV yêu cầu HS dán sơ đồ lên bảng và cử đại diện trình bày sản phẩm các nhóm trước lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa
Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS xử lí được một số tình huống giả định liên quan đến việc tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát hình 1 để chỉ và nói tình huống trong hình theo gợi ý: + Tranh vẽ về tình huống gì? + Điều gì đang diễn ra? - GV yêu cầu HS đưa ra cách xử lí và thảo luận với các bạn trong nhóm: Nếu là em, em sẽ làm gì, nói gì khi gặp tình huống đó?
- GV tổ chức cho một số nhóm trình bày cách xử lý tình huống của nhóm mình - GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, tuyên dương các nhóm đưa ra cách xử lý phù hợp, đồng thời nhắc nhở HS không chỉ sử dụng tiết kiệm điện mà cần phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống a. Mục tiêu: - HS kể lại đươc một số việc đã thực hiện để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. - HS thể hiện tinh thần tiết kiệm, trách nhiệm bảo vệ môi trường. b. Cách tiến hành - GV chiếu cho HS xem video thông điệp về bảo vệ môi trường: https://www.youtube.com/watch?v=vKiSdMxU1sg - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi và trả lời yêu cầu: Chia sẻ những việc em đã thực hiện để tiết kiệm tiêu dùng, bảo vệ môi trường. - GV mời một vài nhóm HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài học - GV nhắc HS chuẩn bị kết quả thực hiện dự án để báo cáo trong tiết học sau. |
- HS quan sát và trả lời: + Hình 1: Xăng dầu oliu + Hình 2: Túi thổ cẩm + Hình 3: Dãy núi Hoàng Liên Sơn + Hình 4: Đền Hùng Phú Thọ
- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời
- HS lắng nghe và chỉnh sửa
- HS lắng ghe và tiếp thu
- HS trao đổi trong nhóm, thảo luận và hoàn thiện sơ đồ
- HS dán sơ đồ và trình bày sản phẩm, các nhóm khác bổ sun - HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát hình, thảo luận và trả lời: Hoa đang đi học về, nhìn thấy em trai của mình đang chơi đồ chơi trên sàn nhà, đèn bàn học vẫn bật sáng, tivi đang bật và phát ra âm thanh.
- HS thảo luận và đưa ra ý tưởng: Nếu em là Hoa, Em sẽ nói với em trai là nên tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: tắt tivi khi không xem, tắt đèn khi không sử dụng để tránh lãng phí điện và tiền - Các nhóm trình bày, nhóm khác trao đổi và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS quan sát và ghi nhớ
- HS thảo luận và chia sẻ với bạn bên cạnh - HS nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS lắng nghe và tiếp thu
- HS nhắc lại kiến thức
- HS lắng nghe và ghi nhớ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác