Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu cho HS xem video về xe cứu hỏa: https://www.youtube.com/watch?v=gulVRHfH7hQ - GV đặt câu hỏi cho HS: Em đã nhìn thấy cháy trong thực tế hoặc trên truyền hình chưa? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà? - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong thực tế hay trên truyền hình đã đưa tin rất nhiều vụ cháy nhà. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nhà như vi phạm các quy định an toàn trong sử dụng điện an toàn... Vì vậy, tìm hiểu về việc phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà là một việc làm bổ ích và thiết thực. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2. Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến cháy nhà a. Mục tiêu: HS nhận biết được các nguy cơ có thể dẫn đến cháy nhà và nêu được một số nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành 4 nhóm, chiếu cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong phần Khám phá (trang 12), tổ chức cho mỗi nhóm thảo luận trả lời với một bức tranh theo các câu hỏi: + Điều gì có thể xảy ra trong mỗi hình? + Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?
- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cháy nhà, hỏa hoạn. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng hết sức cẩn thận và để ý nhiều hơn.
Hoạt động 2: Biết những nguyên nhân khác có thể gây cháy a. Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân khác có thể gây cháy b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận và nêu những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà.
- GV thông tin thêm những số liệu và thiệt hại do hỏa hoạn và kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây hỏa hoạn do tính chủ quan và sơ xuất của con người: không cẩn thận khi đốt rác, vừa sạc điện thoại vừa sử dụng, để các thứ dễ cháy gần bếp, trẻ em đùa nghịch với lửa hoặc không chú ý khi thắp hương, đốt vàng mã..
Hoạt động 3: Biết được những thiệt hại do cháy gây ra a. Mục tiêu: HS nêu được những thiệt hại về người và tài sản nếu có hỏa hoạn b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS quan sát hình 5 và trả lời câu hỏi: Nêu được những thiệt hại về người và tài sản nếu có hỏa hoạn - GV chiếu thêm trên màn hình một số hình ảnh về một số vụ cháy và nêu những thiệt hại cụ thể, từ đó nhắc nhở HS luôn có ý thức phòng cháy
Hoạt động 4: Biết cách xử lí đơn giản khi có cháy a. Mục tiêu: - HS nhận biết được cách xử lí đúng khi cháy nhà và học được kĩ năng xử lí khi có cháy - HS đưa ra được cách xử lí khác trong từng tình huống cụ thể. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán tranh” - GV phổ biến luật chơi: GV chiếu lên màn hình 4 hình 6, 7, 8, 9 trong SGk tr.13. HS quan sát và trả lời “Mọi người trong hình đang làm gì”, sau đó em HS được chỉ một bạn bất kì để trả lời tiếp “Nêu nhận xét của em về cách ứng xử đó”. Cặp nào phối hợp ăn ý nhất sẽ được tuyên dương. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương các HS hăng hái tham gia trò chơi. - GV phân tích xử lí từng tình huống trong mỗi hình và hướng dẫn các cách xử lí khác để HS hiểu rõ hơn và có thể ứng dụng trong thực tế nếu có cháy xảy ra.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS phát hiện được những vật dễ gây cháy trong gia đình và đề xuất được nơi cất giữ an toàn. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS hoàn thành bài thực hành vào vở: Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau: - GV giới thiệu trước lớp một số phiếu HS đã hoàn thành và nhận xét (nếu HS nào chưa hoàn thành trước lớp có thể tiếp tục hoàn thành ở nhà và báo cáo kết quả vào giờ học sau)
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV dặn dò HS: + Hoàn thành phiếu điều tra (nếu chưa hoàn thành trên lớp) + Chuẩn bị khăn mặt hoặc khăn vải để thực hành những tình huống cụ thể |
- HS quan sát và lắng nghe
- HS trao đổi và chia sẻ câu trả lời
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát hình, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
- HS các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung: + Hình 1: Đốt rác gần các vật dễ cháy (đống rơm, rạ) + Hình 2: Ổ điện chập do sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc + Hình 3: Vừa sử dụng vừa sạc điện thoại + Hình 4: Đẻ các thứ dễ cháy (xăng, thùng sơn) gần bếp lửa
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận và nêu những nguyên nhân khác dẫn đến cháy: sử dụng dây dẫn điện, thiết bị tiêu thụ kém chất lượng, do nấu nướng không tắt bếp... - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS quan sát và trả lời: hỏa hoạn sẽ có thể làm con người bị thương, bỏng nặng, thậm chí là tử vong, của cải mất hết và thiêu sạch...
- HS quan sát, lắng nghe và ghi nhớ
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS trả lời câu hỏi: + Hình 6: Thoát khỏi đám cháy bằng các cách khác nhau + Hình 7: Thoát khỏi đám cháy ở nhà sàn + Hình 8: Kêu cứu khi nhà cao tầng cháy + Hình 9: Chạy ra khỏi đám cháy
- HS lắng nghe và vỗ tay
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và hoàn thành bài thực hành vào vở
- HS quan sát và nhận xét
- HS lắng nghe, ghi nhớ và tiếp nhận nhiệm vụ. - HS lắng nghe và ghi nhớ |
---------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác