Soạn mới giáo án TNXH 3 KNTT bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh

Soạn mới Giáo án TNXH 3 KNTT bài Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

dạy:…/…/…

BÀI 23. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN THẦN KINH (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể tên được một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan thần kinh.
  • Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều và ngủ đủ giấc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Thu thập được thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan thần kinh và cách phòng tránh.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Phát triển năng lực quan sát, phân tích, khái quát hóa, làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai và xử lí tình huống,...
  1. Phẩm chất
  • Nêu được mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khỏe tinh thầ) của mỗi người.
  • Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan thần kinh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh hoặc các hình ảnh 2 – 16 trong SGK về chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh.
  • Giấy A4, B2 hoặc B3.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Bút màu, giấy vẽ, keo dán/băng dính 2 mặt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép cảm xúc”.

- GV phổ biến trò chơi: GV chia lớp thành 4 nhóm, đại diện mỗi nhóm bốc thăm thứ tự các mảnh ghép, tới lượt mảnh ghép của nhóm nào, nhóm đó sẽ thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Trạng thái, thái độ đó thể hiện điều gì?

+ Những trạng thái đó sẽ có lợi hoặc có hại như thế nào đối với cơ quan thần kinh?

Nếu nhóm nào suy nghĩ và trả lời vượt quá thời gian quy định sẽ bị phạt, dành quyền trả lời cho các nhóm còn lại.

- GV lần lượt ở từng mảnh ghép và chiếu kết quả cuối cùng:

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy thể hiện gương mặt cảm xúc theo 4 hình trên. Em thích nhất gương mặt nào? Vì sao?

- GV kết luận và dẫn dăt: Ở bài học trước, chúng ta đã đọc được tên và chức năng của các bộ phận của cơ quan thần kinh. Vậy cơ quan thần kinh quy định cảm xúc của con người như thế nào? Điều đó gây lợi hại gì đến cơ thể? Làm cách nào để bảo vệ cơ quan thần kinh. Muốn hiểu rõ hơn và trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu  Bài 23. Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được việc làm nào có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 bức hình từ hình 2 – 9 trong SGK trang 94, 95 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:

+ Hãy mô tả ý nghĩa của từng hình. Em đã bao giờ trải qua các tình huống như trong các hình này chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào?

+ Những việc làm nào có lợi ích cho cơ quan thần kinh? Việc làm nào có hại cho cơ quan thần kinh? Tại sao?

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày bức hình của nhóm nhận được trước lớp.

- GV nhận xét, chốt lại và nhắc nhở HS nên làm theo bức hình 1, 2, 3, 5, 6 và 7 và không nên làm theo hình 4, 8 và 9.

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu các nhóm đọc yêu cầu bài học, hình 10 và 11 cùng lời thoại trang 95 để cùng thảo luận: Em sẽ ứng xử như thế nào khi gặp tình huống sau:

- GV yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời, cách xử lí tình huống trong nhóm, hỗ trợ, gợi ý cho HS các nhóm.

- GV mời từng bạn trong nóm chia sẻ, nêu các ví dụ khác về mối quan hệ với gia đình, bạn bè và cách ứng xử khi gặp những việc làm có ảnh hưởng xấu tới cảm xúc của các em như: bị dọa nạt, quát mắng khi bị điểm kém,...

- GV khuyến khích HS tìm thêm nhiều những hành động có lợi như: đi chơi cùng gia đình, múa hát tập thể,... và không có lợi đối với cơ quan thần kinh như: thức quá khuya, nghe tiếng ồn quá lớn, dọa nạt làm bạn mất ngủ, lo lắng, chơi điện tử nhiều,...

- GV giải thích với HS: Cần ngủ đủ giấc để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động cui vẻ để thần kinh được thư giãn, tránh thức quá khuya hoặc chơi điện tử lâu sẽ làm cơ quan thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi,...

- GV mời một số đại diện của nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu trước lớp .

- GV nhận xét, khen ngợi và khuyến khích các em

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính bài học

- GV dặn dò HS về nhà đọc và chuẩn bị trước cho bài học buổi sau.

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe luật chơi và hào hứng tham gia trò chơi.

 

 

- HS nhóm tích cức tham gia trả lời:

+ Mảnh 1: Trạng thái tức giận -> có hại cho thần kinh

+ Mảnh 2: Trạng thái vui vẻ -> có lợi cho thần kinh

+ Mảnh 3: Trạng thái buồn bã -> có hại cho thần kinh

+ Mảnh 4: Trạng thái lo lắng -> có hại cho thần kinh

 

 

 

- HS quan sát và ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và chia sẻ cảm nhận.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- Mỗi nhóm nhận một bức hình, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1 (hình 2): Gia đình hòa thuận, vui vẻ với nhau.

+ Nhóm 2 (hình 3): Các bạn nhỏ cùng vui chơi thả diều.

+ Nhóm 3 (hình 4): Bạn nữ đang chăm chỉ học bài dù đã 11 giờ đêm.

+ Nhóm 4 (hình 5): Bạn nữ ngủ sớm vào 9 giờ tối.

+ Nhóm 5 (hình 6): Hai bạn HS đang ăn uống, chuyện trò vui vẻ.

+ Nhóm 6 (hình 7): Các bạn nhỏ đang trình diễn văn nghệ.

+ Nhóm 7 (hình 8): Bạn nam đang có ý định cô lập, không chơi với một bạn nữ.

+ Nhóm 8 (hình 9): Hai bạn học sinh ngồi cạnh nhau đánh nhau.

- HS các nhóm lần lượt trình bày, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

- Các nhóm đọc theo yêu cầu bài học và thảo luận trả lời câu hỏi:

Trong hình 10, em sẽ xin lỗi bố, hứa là từ sau sẽ cần thận dùng và giữ gìn đồ đạc hơn.

 

 

 

 

- Các nhóm chia sẻ câu trả lời, HS khác trong nhóm lắng nghe và bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe và đưa ra nhiều ví dụ khác.

 

 

 

- HS lắng nghe và tìm thêm nhiều hành động có lợi cũng như không có lợi khác.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

 

 

 

- HS đại diện nhóm lên trình bày, các HS khác lắng nghe và bổ sung

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS nhắc lại nội dung chính

- HS lắng nghe và ghi nhớ

--------------- Còn tiếp -----------------

 
Soạn mới giáo án TNXH 3 KNTT bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án TNXK 3 KNTT mới, soạn giáo án TNXH 3 mới KNTT bài Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh, giáo án soạn mới TNXH 3 KNTT

Soạn mới giáo án tự nhiên và xã hội 3 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay