Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho trò chơi “Nhà nông thông thái” - GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng thành 3 phần, mỗi nhóm sẽ xếp hàng lần lượt truyền tay nhau phấn/bút dạ để viết lên bảng tên các loại lương thực, thực phẩm mà gia đình các em thường sử dụng. Nhóm nào viết được nhiều tên hơn sẽ giành chiến thắng và được tuyên dương. - GV nhận xét tinh thần làm việc các nhóm và kết luận: Lương thực, thực phẩm là những thứ quan trọng và cần thiết đối với sinh hoạt cuộc sống con người. Vì vậy, chủ đề Cộng đồng địa phương là vô cùng bổ ích và hấp dẫn. Đặc biệt, trong bài học đầu tiên trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương – Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Kể tên một số hoạt động và sản phẩm của sản xuất nông nghiệp a. Mục tiêu: HS kể được tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc yêu cầu hoạt động 1, quan sát các hình từ 1 đến 8 và thực hiện nhiệm vụ: + Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong hình + Kể tên các sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp đó.
- GV mời vào nhóm HS đại diện lên bảng, chỉ hình và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Kể tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng a. Mục tiêu: HS kể được tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của chúng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi HS đưa ra ý kiến: + Kể tên một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác mà em biết + Nói tên sản phẩm của hoạt động đó - GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp - GV nhận xét, chiếu hình ảnh và bổ sung thêm thông tin về hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất lớn, bao gồm: + Trồng trọt (trồng cây lương thực như trồng lúa, ngô khoai, sắn,...; trồng các loại rau, củ; trồng cây ăn quả,...) + Chăn nuôi (chăn nuôi gia súc: bò, lợn, dê, trâu,...); chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, chim cút; nuôi thả: cá, tôm;... + Trồng, khai thác, bảo vệ rừng. + Nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS nói được tên và sản phẩm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: Các nhóm lần lượt nói tên một hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương cùng với một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp dó. Người sau không nói trùng lặp với người khác. - GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm và chỉnh sửa
- GV nhận xét, đánh giá
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Sản phẩm nào là đặc sản ở địa phương? - GV chốt lại và cung cấp thêm thông tin về một sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu ở địa phương. - GV cho HS đọc thầm nội dung chốt của ông Mặt Trời và kết luận: Sản phẩm nông nghiệp gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi; trồng, bảo vệ và khai thác rừng, thủy hải sản.
D. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: HS trình bày được lợi ích của các haotj động sản xuất nông nghiệp b. Cách tiến hành - GV cho HS quan sát từ hình 9 đến hình 12 và nêu một số lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp.
- GV gọi một số HS lên chỉ hình và trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt: Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ra các sản phẩm để phục vụ cuộc sống con người (thức ăn, đồ uống, trang trí nhà cửa, thuốc,...), làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác (sản xuất thủ công, công nghiệp), đem bán hoặc xuất khẩu thu lại lợi ích kinh tế...
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét và tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm bài học. - GV nhắc HS tìm hiểu các thông tin liên quan về lợi ích của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương; các thông tin liên quan đến việc tiêu dùng tiết kiệm sản phẩm sản xuất nông nghiệp và các việc làm giúp bảo vệ môi trường sống hằng ngày (liên quan đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm nông nghiệp). |
- HS hào hứng tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Hình 1: Trồng lúa -> Lúa gạo + Hình 2: Chăn nuôi gia súc (lợn) -> Thịt + Hình 3: Trồng và chăm sóc hoa, cây cành -> Hoa, cây cảnh + Hình 4: Nuôi cá lồng trên sông, biển -> Cá + Hình 5: Trồng cây ăn quả (thanh long) -> Quả + Hình 6: Nuôi gà/nuôi gia cầm -> Thịt gà, trứng + Hình 7: Chăm sóc rừng (cây keo/cây trăm hoa vàng) -> Gỗ + Hình 8: Đánh bắt cá trên biển -> Hải sản: cá, tôm... - HS trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến
- HS trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ. Mỗi HS sau khi nêu tên hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp thì sẽ ghi vào tờ giấy chung của cả nhóm. - Một số nhóm HS nêu lên các hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp mà nhóm tìm được. Các nhóm khác bổ sung - Các nhóm lắng nghe và tự đánh giá xem nhóm mình tìm được bao nhiêu câu trả lời đúng. - HS trả lời. HS khác lắng nghe - HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe, đọc thầm và ghi nhớ
- HS quan sát và trả lời: + Hình 9: Sản phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn. + Hình 10: Sản phẩm nông nghiệp dùng làm hàng hóa để bán. + Hình 11: Sản phẩm nông nghiệp dùng để trang trí nhà cửa (hoa, cây cảnh). + Hình 12: Sản phẩm nông nghiệp dùng để sản xuất thủ công, làm một số đồ dùng trong nhà (cói để làm chiếu). - HS trình bày. Các HS khác quan sắt, bổ sung và nhận xét
- HS chăm chú lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ |
----------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác