Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức. a. Mục tiêu: HS hoàn thành được sơ đồ hệ thống hóa kiến thức các bài học đã học trong chủ đề. b. Cách thức tiến hành - GV đặt câu hỏi nhắc lại kiến thức cho HS: Trong chủ đề Con người và sức khỏe, chúng ta đã học những bài hoc lớn nào?
- GV nhận xét, dẫn dắt: Trong chủ đề về Con người và sức khỏe, chúng ta đã học được rất nhiều bài học bổ ích. Vậy ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ đi ôn tập lại nội dung của những bài học đã học trong chủ đề Con người và sức khỏe nhé! - GV gọi bất kì một vài HS trả lời để kiểm tra kiến thức HS. - GV nhận xét, tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ trên giấy khổ lớn. GV khuyển khích HS có thể vẽ, viết bằng sơ đồ tư duy theo các sáng tạo khác nhau. - GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện xong sẽ treo sản phẩm của nhóm mình lên bảng.
- GV mời đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình. - GV nhận xét và giới thiệu sơ đồ sau để các nhóm đối chiếu đáp án:
Hoạt động 2: Sắp xếp các thẻ chữ vào phân loại thích hợp a. Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp các thẻ chữ vào các ô phân loại hai nhóm có lợi và không có lợi cho cơ thể. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS lựa chọn các thẻ chữ ở hoạt động 2 trang 100, tổ chức cho HS sắp xếp thẻ chữ vào 2 nhóm và trả lời được: Vì sao xếp vào nhóm đó? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi tài sắp xếp” - GV phổ biến luật chơi: GV tổ chức thi tài giữa các nhóm khác nhau sắp xếp các thức ăn, đồ uống trong bảng trên vào 2 nhóm có lợi và không có lợi cho cơ thể. Nhóm nào trình bày ý kiến sắp xếp đúng, hợp lí và sáng tạo thì nhóm đó sẽ được tuyên dương và khen ngợi. - GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS viết và nêu được các cơ quan đã được học của chủ đề Con người và sức khỏe. - HS hiểu và xây dựng được thời gian biểu phù họp, khoa học. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 101 trong SGK, chia nhóm và yêu cầu từng HS thảo luận trong nhóm dựa trên các nội dung: + Những thói quen không tốt ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, tuần hòa, tuần hoàn, thần kinh. + Cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khuyến khích HS tìm ra càng nhiều càng tốt những thói quen chưa tốt để từ đó rút ra bài học cần điều chỉnh để bảo vệ và chăm sóc cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh. - GV chiếu cho HS xem video về “Bài hát bảo vệ bản thân” cho HS nắm được một số cách bảo vệ, chăm sóc cơ thể của mình: https://www.youtube.com/watch?v=dfHGnVggvPQ
* TỔNG KẾT - GV gọi 1-2 HS đọc to mục “Bây giờ em có thể” trong SGK để các em nắm được kiến thức chủ đề. - GV cho HS quan sát tranh chốt và đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Các bạn trong hình đang làm gì?
- GV nhận xet, kết luận và nhắc nhớ HS: Hãy cũng thực hiện theo thời gian biểu đã xây dựng để rèn luyện tốt cho sức khỏe, chia sẻ cùng người thân trong gia đình tham gia thực hiện.
* ĐÁNH GIÁ - GV phát cho HS phiếu học tâp và yêu cầu HS trao đổi và hoàn thiện phiếu theo yêu cầu: - GV gới ý đáp án cho HS và đánh giá HS theo các mức khác nhau: Câu 1: Hãy kể tê các bộ phận chính và nêu chức năng của cơ quan tiêu hóa + Hoàn thành tốt: Nếu HS nếu được: - Các bộ phận: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. - Chức năng: tiêu hóa thức ăn, biến thức ăn thành các chất bổ dưỡng, dễ hấp thụ trong cơ thể. + Hoàn thành: Nêu được 6/8 ý trên. + Chưa hoàn thành: Chưa nêu được hoặc nêu chưa rõ 2 trong 8 ý trên. Câu 2: Hãy kể tên các bộ phận chính và nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn. + Hoàn thành tốt: Nếu HS nêu được: - Các bộ phận: tim và các mạch máu. Các mạch máu gồm: động mạch và mao mạch. - Chức năng: vận chuyển máu mang ô-xi và chất bổ dưỡng đi nuôi khắp cơ thể; thu nhận khí các-bô-níc và chất thải đứa ra khỏi cơ thể. Câu 3: Hãy kể tên các bộ phận chính và nêu chức năng của cơ quan thần kinh. + Hoàn thành tốt: Nếu HS nêu được: - Các bộ phận: não, tủy sống và các dây thần kinh. - Chức năng: nao và tủy sống điều khiển, phối hợp mọi hoạt động, phản ứng và cảm xúc của cơ thể. + Hoàn thành: Nêu được 5/7 ý trên. + Chưa hoàn thành: Chưa nêu được hoặc nêu chưa rõ 4 trong 7 ý trên. Câu 4: Hãy giới thiệu với bạn về thời gian biểu hàng ngày và giải thích tại sao em lại lập thời gian biểu như vậy? + Hoàn thành tốt: HS làm hoàn thành tốt thời gian biểu và giải thích được. + Hoàn thành: HS làm hoàn thành thời gian biểu nhưng chưa giải thích được. + Chưa hoàn thành: HS chưa nêu được một trong 2 ý trên. Câu 5: Hãy giải thích: a) Không chạy nhảy sau khi ăn no: sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, có thể gây nôn, nặng hơn là đau dạ dày. b) Không mặc quần áo quá chật: ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn, làm các mạch máu kém lưu thông. c) Không chơi game nhiều và thức khuya: ảnh hướng tới cơ quan thần kinh, mệt mỏi, căng thẳng gây mất tập trung... + Hoàn thành tốt: HS giải thích được các ý trên + Hoàn thành: HS giải thích được nhưng chưa đầy đủ. + Chưa hoàn thành: HS không giải thích được hoặc giải thích được rất ít.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết, củng cố lại những kiến thức trọng tâm của bài học. - GV dặn dò HS đọc và chuẩn bị trước bài học mới cho chủ đề sau. |
- HS suy nghĩ và trả lời: Cơ quan tiêu hóa, cơ quan tuần hoàn, cơ quan thần kinh, cách chăm sóc và bảo vê các cơ quan,...
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đứng dậy trả lời, các HS còn lại lắng nghe và bổ sung. - HS lăng nghe GV, thảo luận làm việc theo nhóm, hoan thiện sơ đồ.
- HS treo sản phẩm của nhóm lên bảng. - HS trình bày, báo cáo kết quả nhóm, các HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung
- HS đối chiếu và ghi nhớ
- HS lựa chọn các thẻ chữ, thảo luận và sắp xếp phân loại cho phù hợp
- HS chăm chú lắng ghe luật chơi và hào hứng tham gia.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi: + Những thói quen không tốt đó là thức khuya, ăn quá nhiều đồ cay, mặ, không chịu tập thể dục thể thao, uống không đủ nước,... + Cần phải ngủ đúng giờ, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học, chăm chỉ tập luyện thể thao,...
- HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
- HS chăm chú xem video và ghi chép dầy đù.
- HS đọc to nội dung và ghi nhớ kiến thức.
- HS quan sát tranh chốt và trả lời câu hỏi: Các bạn trong hình đang nói về vấn đề bạn đã thực hiện theo thời gian biểu bạn đặt ra được một tuần rồi. - HS lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện.
- HS nhận phiếu và hoàn thiện theo yêu cầu của phiếu.
- HS đối chiếu đáp án và lắng nghe để sửa chữa, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và thực hiện. |
----------------- Còn tiếp ---------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác