Soạn mới giáo án Vật Lí 10 KNTT bài 5: Tốc độ và vận tốc (2 tiết)

Soạn mới giáo án vật lí 10 KNTT bài Tốc độ và vận tốc (2 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Tính được tốc độ trung bình và hiểu được ý nghĩa của tốc độ này.

- Nhận biết tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định. Tốc độ do tốc kế đo được chỉ là tốc độ tức thời.

- Biết cách đo tốc độ trong đời sống và trong phòng thí nghiệm.

- Phát biểu được định nghĩa vận tốc và viết được công thức tính vận tốc.

- Phân biệt được tốc độ và vận tốc.

- Tổng hợp được hai vận tốc cùng phương và hai vận tốc vuông góc với nhau.

  1. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học:

+ Chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ thực tế các vấn đề liên quan đến tốc độ và vận tốc.

+ Có tinh thần xây dựng bài, làm việc nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Nhận biết và phân biệt rõ ràng hai khái niệm tốc độ và vận tốc. Từ đó áp dụng vào việc tính toán trong những tình huống thực tế.

+ Tự xác định được tốc độ chuyển động của mình trong một số trường hợp đơn giản.

+ Sử dụng đúng các thuật ngữ tốc độ và vận tốc trong những tình huống khác nhau.

- Năng lực vật lí:

  • Biết cách đưa ra và sử dụng các công thức liên quan đến tốc độ và vận tốc để tính toán.
  • Biết cách tổng hợp vận tốc để áp dụng vào thực tế.
  1. Phát triển phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực.
  • Tự chủ trong việc nghiên cứu và tiếp thu kiến thức.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Dụng cụ chụp hoạt nghiệm.
  • Các hình ảnh sử dụng trong bài học.
  • Máy chiếu ( nếu có )
  1. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: GV tiếp nhận quan niệm sẵn có của HS về vận tốc để giúp các em sau khi học xong bài này sẽ có được hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về khái niệm vận tốc.
  3. Nội dung:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu bài học.

- Từ đó yêu cầu HS chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm này.

  1. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS đưa ra ý kiến của bản thân về hai khái niệm vận tốc và tốc độ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở quan niệm sẵn có của HS về tốc độ và vận tốc: “Ở cấp THCS, các em đã được học về tốc độ, biết cách tính tốc độ trung bình nhưng chưa được học khái niệm vận tốc. Tuy nhiên chắc là các em đã không ít lần nghe nói đến vận tốc. Vậy hãy trả lời câu hỏi phần mở đầu bài học theo suy nghĩ và sự hiểu biết của em.”

CH: Trong đời sống, tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả sự nhanh chậm của chuyển động. Em đã từng sử dụng hai đại lượng này trong những trường hợp cụ thể nào?

- GV hỏi thêm: “Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm vận tốc và tốc độ?”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

- HS trả lời câu hỏi mở đầu: Em đã từng sử dụng hai đại lượng này khi nói:

+ Xe máy đi với tốc độ 40 km/h.

+ Ô tô chạy với tốc độ 120 km/h.

+ Máy bay đang bay theo hướng Nam với vận tốc 190m/s

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời, yêu cầu HS sau khi học xong bài học sẽ quay lại xác nhận lại cách sử dụng 2 thuật ngữ tốc độ và vận tốc như là của các bạn đã đúng chưa.

- GV dẫn dắt HS vào bài: “Hầu hết các em sẽ sử dụng 2 đại lượng đó trong những tình huống như vậy nhưng lại không dám chắc là việc sử dụng như vậy đã đúng hay chưa. Vậy nên để các em hiểu đúng và đầy đủ hơn về tốc độ và vận tốc thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu bài 5. Tốc độ và vận tốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tốc độ

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
  2. Nội dung:

GV dùng các ví dụ thực tế để giúp HS hiểu được về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.

GV không đưa ra định nghĩa chính thức cũng như không nêu rõ khái niệm tốc độ tức thời.

GV yêu cầu HS đọc sách phần này và trả lời câu hỏi

-  HS thực hiện yêu cầu của giáo viên

  1. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được định nghĩa và công thứ thức tính của tốc độ trung bình.

- Phân biệt được tốc độ tức thời với tốc độ trung bình.

- Biết sử dụng 2 thuật ngữ vào những tình huống cụ thể.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tốc độ trung bình

- GV yêu cầu HS đọc sách và cho biết về hai cách xác định độ nhanh chậm của chuyển động:

Khái niệm đầu tiên mà chúng ta sẽ làm quen trong bài hôm nay là tốc độ trung bình. Trước khi đi đến khái niệm, các em hãy cho biết: Để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng những cách nào?

 

 

 

- GV chia lớp thành những nhóm 5-6 người để thảo luận về hoạt động của mục này:

HD. Một vận động viên Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự li: 100m, 200m và 400m (bảng 5.1). Hãy dùng hai cách trên để xác định vận động viên này chạy nhanh nhất ở cự li nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS hoàn thành xong phần hoạt động, GV đưa ra khái niệm và công thức tính tốc độ trung bình của chuyển động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 trang 26 SGK.

CH1. Tại sao tốc độ này (5.1b) được gọi là tốc độ trung bình?

 

 

 

 

 

 

CH2. Hãy tính tốc độ trung bình ra đơn vị m/s và km/h của nữ vận động viên tại một số giải thi đấu dựa vào bảng 5.2

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tốc độ tức thời.

- GV đưa ra một số ví dụ :

+ Khi đạp xe đến trường em có để ý rằng có lúc thì mình đi nhanh hơn, có lúc thì đi chậm hơn? Tốc độ đạp xe của em tại những thời điểm như vậy được gọi là tốc độ tức thời.

+ Xe máy xuất phát lúc 8h, đến lúc 8h10’, xe đạt tốc độ 40km/h (dựa vào số chỉ trên tốc kế của xe), lúc 8h20’, kim chỉ của tốc kế hiển thị 30km/h => Tốc độ hiển thị trên tốc kế lúc 8h10’ và 8h20’ được gọi là tốc độ tức thời.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục này.

CH. Bố bạn A đưa A đi học bằng xe máy vào lúc 7h. Sau 5 phút, xe đạt tốc độ 30 km/h, sau 10 phút nữa tăng tốc độ lên thêm 15 km/h. Gần đến trường, xe giảm dần tốc độ và dừng trước cổng trường lúc 7h30.

a. Tính tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường. Biết quãng đường từ nhà đến trường là 15 km.

b. Tính tốc độ của xe vào lúc 7h15 phút. và 7h30 phút. tốc độ này là tốc độ gì.

 

 

 

- GV yêu cầu HS phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.

Dựa vào kiến thức em đã đọc ở SGK và qua việc trả lời câu hỏi trên, em hãy phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời?

 

 

 

 

- GV nêu lên mối quan hệ giữa tốc độ tức thời và tốc độ trung bình.

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe giảng, liên tưởng đến các tình huống sử dụng thuật ngữ tốc độ trung bình, tốc độ tức thời trong thực tế.

- Thảo luận đóng góp ý kiến để hình thành kiến thức

- Tự tìm câu trả lời cho câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 bạn của bất kì của một nhóm nào đó trình bày câu trả lời cho hoạt động ở nhiệm vụ 1.

- HS lên bảng trình bày các câu hỏi trong SGK

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

+

I. TỐC ĐỘ

1. Tốc độ trung bình

Trả lời:

Để xác định độ nhanh hay chậm của một chuyển động, người ta đã dùng 2 cách :

+ So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian

+ So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường bằng việc hoàn thành hoạt động

 

HD.

·        Cách 1: So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian.

- Quãng đường vận động viên chạy được trong 1s ở mỗi cự li là:

+ Cự li 100 m:

 ≈ 10,02m

+ Cự li 200 m:

≈  10,03m

+ Cự li 400 m:

≈  9,21m

Trong cùng 1s, quãng đường vận động viên chạy được ở cự li 200 m lớn nhất.

 Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.

·     Cách 2: So sánh thời gian để đi cùng một quãng đường.

- Thời gian để vận động viên chạy quãng đường 100 m ở mỗi cự li là:

+ Cự li 100 m:  = 9,98s

+ Cự li 200 m:  =  ≈ 9,97s

+ Cự li 400 m:  =   ≈ 10,68s

Với cùng quãng đường 100 m, thời gian vận động viên chạy ở cự li 200 m ngắn nhất.

 Vận động viên chạy nhanh nhất ở cự li 200 m.

 Kết luận:

- Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyện động. Đại lượng này gọi là tốc độ trung bình của chuyển động (gọi tắt là tốc độ trung bình), kí hiệu là v

- Công thức tính:

 (5.1a)

Từ công thức trên, ta suy ra:

+ Quãng đường đi được: s=v.t

+ Thời gian đi:

Chú ý:

Nếu gọi quãng đường đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm  là  , đến thời điểm  là  thì:

- Thời gian đi là:  

- Quãng đường đi được trong thời gian  là: =

- Tốc độ trung bình của chuyển động là: v =  (5.1b)

 

Trả lời:

CH1Tốc độ này được gọi là tốc độ trung bình vì đó là tốc độ xét trên quãng đường đủ lớn, trong khoảng thời gian đủ dài. Hơn nữa trên cả quãng đường này, có lúc vật đi với tốc độ cao hơn, có lúc lại đi với tốc độ thấp hơn, nên đây chỉ là tốc độ đại diện cho cả quá trình chuyển động nhanh hay chậm trên quãng đường.

CH2. Tốc độ trung bình của nữ vận động viên tại các giải thi đấu là:

- Giải điền kinh quốc gia 2016:

≈ 8,59m/s

 ≈ 30,92 km/s

- Giải SEA Games 29 (2017):

 ≈ 8,65m/s

≈ 31,14 km/s

- Giải SEA Games 30 (2019):

≈ 8,67m/s

≈ 31,21 km/s

2. Tốc độ tức thời.

Trả lời:

a) Thời gian xe máy đi từ nhà đến trường là:

∆t = 7h30 - 7h = 30 phút = 0,5h

- Tốc độ trung bình của xe máy chở A khi đi từ nhà đến trường:

v = 30 (km/h)

b) Theo đề bài ta có:

- Sau 5 phút kể từ khi xuất phát, xe đạt tốc độ 30 km/h.

- Sau 10 phút nữa, xe tăng tốc lên thêm 15 km/h.

⇒ Tốc độ của xe vào lúc 7 giờ 15 phút là: v1 = 15 + 30 = 45 km/h

- Xe dừng trước cổng trường lúc 7 giờ 30 phút.

⇒ Tốc độ của xe lúc 7 giờ 30 phút là: = 0 km/h

- Cả 2 tốc độ này đều là tốc độ tức thời vì lúc này bố bạn A đang đọc số chỉ của tốc kế trên xe máy.

Trả lời:

Phân biệt tốc độ trung bình và tốc độ tức thời :

+ Tốc độ trung bình là giá trị bình quân trên cả quãng đường đi.

+ Tốc độ tức thời là giá trị tại một thời điểm xác định.

⇒  Kết luận : Ta có thể thấy tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trên một đoạn đường rất ngắn.

 

 

 

 

 

 

------------ Còn tiếp --------------

Soạn mới giáo án Vật Lí 10 KNTT bài 5: Tốc độ và vận tốc (2 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án vật lí 10 kết nối mới, soạn giáo án vật lí 10 mới kết nối bài Tốc độ và vận tốc (2 tiết), giáo án soạn mới vật lí 10 KNTT

Soạn mới giáo án Vật lí 10 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay