Soạn siêu ngắn ngữ văn 11 CTST bài 6 Ôn tập

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 6 Ôn tập. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

CH1: Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung

Hệ thống nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ông cụ Bỉnh, những người dân chài, ông Xin Kính

Bùi Hiển

Ngôi kể thứ ba

Muối của rừng

Ông Diểu, gia đình đàn khỉ 

Nguyễn Huy Thiệp

Ngôi kể thứ ba

Kiến và người

Bố mẹ, hai đứa nhỏ 

Tác giả

Ngôi kể thứ ba

CH2: Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản "Chiều sương" (Bùi Hiển) hoặc "Muối của rừng" (Nguyễn Huy Thiệp).

Hướng dẫn trả lời:

Nhân vật Lão Nhiệm Bình: người có cuộc sống đầy trải nghiệm và thấu hiểu sâu sắc về con người, có khả năng giúp đỡ họ trong lúc khó khăn. Không chỉ vậy ông còn là một người sáng suốt, có kiến thức rộng hay đưa lời khuyên đầy ý nghĩa cho những người trẻ tuổi. 

CH3: Tìm ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.

Hướng dẫn trả lời:

* Ví dụ về đảo trật tự từ: 

- Trật tự xuôi: Mái tóc người cha bạc phơ.

- Trật tự đảo :

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

CH4: Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học?

Hướng dẫn trả lời:

- Viết câu ngắn gọn, không rườm rà, tránh mất thời gian

- Dẫn chứng đưa ra phải hợp lí, phù hợp với luận điểm

- Hình thức đáp ứng của một bài văn nghị luận

CH5: Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều sau:

  1. Đưa ra ý kiến một cách logic, rõ ràng, thuyết phục và chính xác

  2. Xác định vấn đề => tìm được điểm đặc biệt.

  3. Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong bài 

CH6: Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống với thiên nhiên và chung sống bằng cách nào?

Hướng dẫn trả lời:

Chúng ta cần chung sống với thiên nhiên bởi vì thiên nhiên là nguồn gốc cung cấp tài nguyên và duy trì sự sống cho con người. Tuy nhiên con người lại có những tác động tiêu cực đối với thiên nhiên, gây ra nhiều thiên tai, thảm hoạ.

Do vậy chúng ta cần có cách sử dụng tài nguyên một cách bền vững cũng như bảo tồn các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 11 bài 6, soạn ngữ văn 11 sách CTST bài 6, soạn văn 11 bài 6

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com