Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 CTST bài 6: Ôn tập

Ôn tập kiến thức ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 6: Ôn tập. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC

1. Bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Văn bản

Nhân vật

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ông Phó Nhụy, các bác chài…

Tác giả - ngôi kể thứ 3 toàn tri.

Thay đổi linh hoạt, từ chàng trai sang lão Nhiệm Bình và các bác chài.

Muối của rừng

Ông Diểu.

Tác giả giấu mình đi – ngôi thứ 3 toàn tri.

Ông Diểu

Kiến và người

“Cháu”, “mẹ cháu”, “bố cháu”, “thằng em cháu”.

Ngôi thứ nhất số ít, người kể chuyện xưng “cháu”.

Nhân vật “cháu”.

2. Nhận xét về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

- Nhân vật ông Diểu trong văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp):

+ Trước hết, ông Diểu là người đàn ông thích chinh phục thế giới tự nhiên. Bằng chứng là khi được con trai mua cho cây súng mới, ông đã không ngần ngại mà quyết định vào rừng đi săn. Một hành động mạnh mẽ, dứt khoát cho người đọc thấy được khát vọng chinh phục của ông. 

+ Tuy nhiên, ngay sau khát vọng chinh phục thiên nhiên đấy là cảm giác hối lỗi về hành động “ngu dốt” của mình. Ông ngớ người nhận ra bởi sau tiếng bắn đấy, khỉ cái bỏ chạy nhưng rồi quay lại, về bên khỉ đực đang nằm đau điếng, còn khỉ con đoạt súng từ tay ông chạy xuống vực để bảo vệ khỉ bố và khỉ mẹ.  Con người bỗng trở thành cái gai trong hàng nghìn con mắt loài vật, bởi loài người đã phá vỡ môi trường sống yên ổn của chúng, phá vỡ hạnh phúc bấy lâu nay của chúng. Ông xấu hổ về hành động của mình.

+ Không những vậy, sâu thẳm trong trái tim nhân vật Diểu trong truyện ngắn “Muối của rừng” còn toát lên tình yêu thương. Chỉ sau khi nhận thức được hành động sai trái của mình, nhận thức được suy nghĩ lệch lạc của mình về thế giới thiên nhiên lẫn các mối quan hệ xã hội con người; trái tim ông đã rung cảm. 

3. Chúng ta cần sống hòa hợp với thiên nhiên vì

- Thiên nhiên chính là cái nôi của sự sống, con người có thể sống tách biệt khỏi xã hội trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không thể sống tách biệt khỏi thiên nhiên.

- Thiên nhiên là nguồn cung cấp oxi, thức ăn, nước uống, nguyên nhiên liệu cho hoạt động lao động sản xuất của con người, giúp chúng ta tạo ra của cải vật chất.

- Hòa hợp có nghĩa là vừa khai thác nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ và cải tạo thiên nhiên.

II. ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1. Ví dụ minh hoạ cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Đảo trật tự từ ngữ: trích Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

- Mở rộng khả năng kết hợp của từ: trích Tràng giang của Huy Cận

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

- Tách biệt: trích Chí Phèo của Nam Cao

“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!”.

III. NHỮNG LƯU Ý GÌ KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

NHỮNG LƯU Ý GÌ KHI VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

IV. TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 11 CTST bài 6: Ôn tập, ôn tập ngữ văn 11 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 11 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 CTST mới

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TÙY BÚT, TẢN VĂN)

BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 3: KHÁT KHAO ĐOÀN TỤ (TRUYỆN THƠ)

BÀI 4: NÉT ĐẸP VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 5: BĂN KHOĂN TÌM LẼ SỐNG (BI KỊCH)

NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6: SỐNG VỚI BIỂN RỪNG BAO LA (TRUYỆN NGẮN)

BÀI 7: NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY (TRUYỆN THƠ NÔM VÀ NGUYỄN DU)

BÀI 8: CÁI TÔI - THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO (THƠ)

BÀI 9: NHỮNG CHÂN TRỜI KÍ ỨC (TRUYỆN - TRUYỆN KÍ)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net