Soạn văn 11 cực chất bài: Một thời đại trong thi ca

Soạn bài: Một thời đại trong thi ca - ngữ văn 11 tập 2 siêu chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Một thời đại trong thi ca cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?

Câu 2: Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?

Câu 3: Phân tích vì sao tác giả nói :"chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ... "tội nghiệp".

Câu 4: Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách nào?

Câu 5: Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ...)

Luyện tập

Câu 1: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?

Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào?

Câu 3: Qua bài tiểu luận, anh (Chị) hiểu thêm gì về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời?

II. Soạn bài siêu ngắn: Một thời đại trong thi ca

Câu 1: Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới:

Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra.

Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

Các nhận diện:

  Lấy bài hay so với bài hay để thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại

  Nhìn vào đại thể: nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát

Câu 2: Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ:

  • "chữ tôi" với một quan niệm trước đó chưa từng có: quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực).
  • Cho ta thấy được sự vận động của "chữ tôi" và cũng nói lên bi kịch trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ

Câu 3: Tác giả nói "chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ... "tội nghiệp" vì:

  • "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.
  • Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.
  • Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.

Câu 4: Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách

  Gửi tình yêu vào tiếng Việt

  Tìm vào dĩ vãng, vin vào những thứ bất diệt

=> Thể hiện tình yêu nước một cách thầm kín trước một thời đại xã hội rối ren, hiện thực thì tăm tối, phũ phàng, vùi dập cuộc sống và khát vọng của con người.

Câu 5: Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:

  Cách đặt vấn đề rất ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo khiến người đọc nhận định rõ ràng ngay từ đầu về nội dung của bài tiểu luận

  Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên

  Ngôn ngữ được sử dụng trong bài tiểu luận rất dễ hiểu, quen thuộc, giàu sức gợi và chất thơ

  Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.

Luyện tập

Câu 1: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ rất khác nhau:

Cái tôiCái ta

- Tư tưởng cá nhân

- Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng

- Nay đã giành được vị trí xứng đáng

- Tư tưởng quốc gia, gia đình, cộng đồng

- Xuất hiện từ xưa, giữ vai trò quan trọng, cốt lõi

- Nay chưa mất hẳn, chỉ tạm lắng xuống

 

Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ:

  Sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa

  Các nhà thơ mới yêu tiếng Việt, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn

  Sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc

  Họ tìm về quá khứ với những giá trị bất diệt và vin vào đó như một cách trốn tránh thực tại khốn cùng, tăm tối của xã hội đương thời.

Câu 3: Tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời:

  Qua bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca  của Hoài Thanh, chúng ta có thêm hiểu biết về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời. Họ là những con người nhanh nhạy khi tiếp thu cái mới và tạo ra một "cái tôi" hoàn toàn khác với "cái ta" trong thơ xưa. "Cái tôi" mang theo quan niệm của cá nhân con người, đề cao con người với những khát vọng rất đỗi đời thường, nhân văn.  Đó là khao khát được cách tân, được tìm tòi và sáng tạo của những nhà thơ chân chính cũng như thế hệ thanh niên đương thời. Không chỉ vậy, họ còn là những con người yêu nước, dù không được bộc lộ một cách trực tiếp mà chỉ là gián tiếp qua các họ nâng niu, trân trọng tiếng Việt; qua cách họ tìm về với những giá trị cốt lõi, trường tồn trong văn hóa bản sắc, truyền thống của người Việt. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta hiểu được rằng, dù thời đại của "cái ta" đã lắng xuống,  thời đại của "cái tôi" đang lên ngôi, song dù thế nào, những nhà thơ, những người thanh niên ấy vẫn giữ trọn trong trái tim mình một dải đất chữ S hàng nghìn năm văn hiến

III. Soạn bài ngắn nhất: Một thời đại trong thi ca

Câu 1: Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

  • Các nhận diện là lấy bài hay so với bài hay để thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại và nhìn vào đại thể (nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát).

Câu 2: Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là "chữ tôi" với một quan niệm trước đó chưa từng có: quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực). Đồng thời cũng cho ta thấy được sự vận động của "chữ tôi" và cũng nói lên bi kịch trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

Câu 3: Tác giả nói "chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ... "tội nghiệp" vì: "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương. Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.

Câu 4: Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách gửi tình yêu vào tiếng Việt và tìm vào dĩ vãng, vin vào những thứ bất diệt. Đó là cách mà những con người ấy thể hiện tình yêu nước một cách thầm kín trước một thời đại xã hội rối ren, hiện thực thì tăm tối, phũ phàng, vùi dập cuộc sống và khát vọng của con người.

Câu 5: Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì cách đặt vấn đề rất ngắn gọn, không vòng vo; dẫn dắt vấn đề rất tự nhiên; ngôn ngữ dễ hiểu, quen thuộc, giàu sức gợi và chất thơ; luận điểm chính xác, mới mẻ, kết cấu chặt chẽ, logic.

Luyện tập

Câu 1: Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ rất khác nhau:

Về cái tôi: 

  Tư tưởng cá nhân

  Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng

  Nay đã giành được vị trí xứng đáng

Về cái ta:

  Tư tưởng quốc gia, gia đình, cộng đồng

  Xuất hiện từ xưa, giữ vai trò quan trọng, cốt lõi

  Nay chưa mất hẳn, chỉ tạm lắng xuống

Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Các nhà thơ mới yêu tiếng Việt; qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn. Lòng yêu nước của họ còn thể hiện ở sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc. Đặc biệt, họ tìm về quá khứ với những giá trị bất diệt và vin vào đó như một cách trốn tránh thực tại khốn cùng, tăm tối của xã hội đương thời.

Câu 3: tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời:

  Là những con người nhanh nhạy khi tiếp thu cái mới và tạo ra một "cái tôi" hoàn toàn khác với "cái ta" trong thơ xưa

  Ta thấy được khao khát được cách tân, được tìm tòi và sáng tạo của những nhà thơ chân chính

  Họ là những con người yêu nước, không bộc lộ một cách trực tiếp mà chỉ là gián tiếp qua các họ nâng niu, trân trọng tiếng Việt

=> Qua đó ta thấy, họ vẫn giữ trọn trong trái tim mình một dải đất chữ S hàng nghìn năm văn hiến.

IV. Soạn bài cực ngắn: Một thời đại trong thi ca

Câu 1: Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới

- Sự không rạch rồi

- Đều có cái hay, cái dở

Các nhận diện chính là thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại, nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát

Câu 2: Điều cốt lỗi:  "chữ tôi"

=> quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực)

Câu 3: Tác giả nói "cái tôi" vừa đáng thương và tội nghiệp bởi vì:

- Nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được => sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước

- Đối lập: khát vọng thoát thân >< thực tế tù túng 

Câu 4: nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã thể hiện tình yêu nước một cách thầm kín trước một thời đại xã hội rối ren. Họ đã giải tỏa bi kịch của đời mình khi gửi tình yêu vào tiếng Việt, vin vào những thứ bất diệt.

Câu 5: Người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn dù bài văn là một tiểu luận phức tạp, phong phú với các lý do:

1. Cách đặt vấn đề và dẫn dắt vấn đề=> ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo, tự nhiên, rõ ràng

2. Luận điểm => chính xác, mới mẻ, nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.

3. Ngôn ngữ => dễ hiểu, quen thuộc

Luyện tập

Câu 1: Chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ rất khác nhau

Chữ tôi >< Chữ ta

Tư tưởng cá nhân >< Tư tưởng quốc gia, gia đình, cộng đồng

Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng >< Xuất hiện từ xưa, giữ vai trò quan trọng, cốt lõi

Nay đã giành được vị trí xứng đáng >< Nay chưa mất hẳn, chỉ tạm lắng xuống

Câu 2: Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở

- Yêu tiếng Việt => qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn

- Lòng yêu nước =>  trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc, tạo ra những giá trị văn hóa

- Tìm về giá trị quá khứ => trốn tránh thực tại khốn cùng, tăm tối

Câu 3: Qua bài tiểu luận, ta hiểu thêm về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời:

- Nhanh nhạy, tiếp thu cái mới

- Yêu nước, vẫn giữ trong trái tim một dải đất chữ S hàng nghìn năm văn hiến.

- Khao khát thay đổi, cách tân, sáng tạo 

Tìm kiếm google: soan van 11 tap 2 bai mot thoi dai trong thi ca, soạn văn 11 cực chất, soạn văn 11 cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com