Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Đây thôn vĩ dạ

Soạn bài: Đây thôn vĩ dạ - ngữ văn 11 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Đây thôn vĩ dạ cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu.

Câu 2: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì?

Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào? Chút hòai nghi trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?” có biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời không? Vì sao?

Câu 4: Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ?

Luyện tập

Câu 1: Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả?

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho anh (chị) cảm nghĩ gì?

Câu 3: Đây là bài thơ nói về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đây thôn vĩ dạ

Câu 1: Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ trong khổ thơ đầu:

  Câu thơ mở đầu là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.

  Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. 

  Cảnh vườn "mướt", "xanh như ngọc" cũng là một nét độc đáo của những khu biệt thự nhà vườn thôn Vĩ, ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua ánh lên màu xanh trong suốt như màu ngọc.

  Đến câu thơ thứ tư, sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn. Nó ngượng ngùng, e ấp: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.

Câu 2: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc:

  Gợi nên sự êm đềm, nhẹ nhàng của Huế mộng mơ.

  Hình ảnh gió và mây trong tự nhiên thường đi liền với nhau, tuy nhiên ở đây lại có cảm giác chia lìa mỗi thứ một hướng

  Hình ảnh thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo cho bức tranh thiên nhiên êm đềm trong hai câu thơ đầu.

  Câu hỏi tu từ cuối bài như thể hiện nỗi mong ngóng, hi vọng ai đó sẽ về cùng đó thể hiện nỗi đau khổ tuyện vọng của nhân vật.

Câu 3: Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình:

  Nhà thơ là khách đường và và dù rất muốn nhưng không thể về thăm được.

  Nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời

Câu 4:  Tứ thơ và bút pháp của bài thơ:

Tứ thơ: bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương

=> Khợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu

Bút pháp: kếp hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình

=> Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tính chất tượng trưng

=> Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

Luyện tập

Câu 1: Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào

Tác dụng: Bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

  • Trong câu hỏi đầu tiên như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái.
  • Trong câu hỏi thứ hai là một câu hỏi tu từ thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả
  • Trong câu hỏi cuối bài làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ gợi cho cảm nghĩ:

  Nội dung chính của bài thơ là tiếng lòng của một con người yêu tha thiết đời, yêu tha thiết người. 

  Cùng với đó khi nhà thơ bị bệnh là khi đau khổ tuyệt vọng nhất, buồn bã nhất.

=> Thương xót và cảm thông với số phận của tác giả

=> Cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cám vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người

Câu 3: Bài thơ này là bài thơ về tình yêu của tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc

  Bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc vì:

  Hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế

  Thấy được tình yêu thiết tha, đằm thắm của tác giả đối với quê hương đất nước.

=> Nhờ những tình cảm hết sức chân thực, cùng với những hình ảnh giàu sức lay động, bài thơ đã đi vào lòng thế hệ nhiều bạn đọc

III. Soạn bài ngắn nhất: Đây thôn vĩ dạ

Câu 1: Khổ thơ đầu: Câu thơ mở đầu là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. Cảnh vườn "mướt", "xanh như ngọc" cũng là một nét độc đáo của những khu biệt thự nhà vườn thôn Vĩ, ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua ánh lên màu xanh trong suốt như màu ngọc. Đến câu thơ thứ tư, sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn. Nó ngượng ngùng, e ấp: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.

Câu 2: Trong hai câu thơ đầu tiên gợi nên sự êm đềm, nhẹ nhàng của Huế mộng mơ. Hình ảnh gió và mây trong tự nhiên thường đi liền với nhau, tuy nhiên ở đây lại có cảm giác chia lìa mỗi thứ một hướng. Hình ảnh thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo, câu hỏi tu từ cuối bài như thể hiện nỗi mong ngóng, hi vọng ai đó sẽ về cùng đó thể hiện nỗi đau khổ tuyện vọng.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba này, nhà thơ trực tiếp nói đến tình người xứ Huế khác với hai khổ thơ trên, đây chính là tâm trạng bộc bạch tác giả. Nhà thơ là khách đường và và dù rất muốn nhưng không thể về thăm được. Nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu 4: Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.

Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kếp hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tính chất tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.

Luyện tập

Câu 1: Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào. . Những câu hỏi này có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái, thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín và nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là tiếng lòng của một con người yêu tha thiết đời, yêu tha thiết người. Cùng với đó khi nhà thơ bị bệnh là khi đau khổ tuyệt vọng nhất, buồn bã nhất. Điều đó khiến ta thêm thương xót và cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực, con người đã dũng cám vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác ra những vần thơ tài hoa về tình đời, tình người.

Câu 3: Bài thơ này là bài thơ về tình yêu thể hiện tình yêu của tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc, tình yêu nhẹ nhàng thầm kín của hai người. Tuy nhiên qua tình yêu cá nhân cũng có thể thấy hiện lên tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm hết sức chân thực, đó là thể hiện tình cảm của Hàn Mặc Tử hướng về người thôn Vĩ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Đây thôn vĩ dạ

Câu 1: Nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết, là sự tươi non, sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời, hình dung vé những tán cây xanh mướt, mượt

=> Con người xuất hiện sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn: khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.

Câu 2: Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ 2 gợi nên sự êm đềm nhẹ nhàng của Huế mộng mơ qua:

- Dòng nước đìu hiu, êm đềm lặng lẽ trôi chứ không ồn ào sông nước

- Thuyền và trăng tạo sự lung linh, huyền ảo

Ngoài ra còn thể hiện nỗi mong ngóng, hi vọng và nỗi đau khổ tuyện vọng của nhân vật

Câu 3: Tâm sự của nhà thơ ở khổ thơ thứ 3 là tác giả trực tiếp nói đến tình người xứ Huế với những tâm trạng cô đơn trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời

=> Dù rất muốn nhưng không thể về thăm được

Câu 4: Tứ thơ và bút pháp của bài thơ có nét đặc sắc:

- Tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ => nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế

- Bút pháp kếp hợp hài hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình => Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tính chất tượng trưng

Luyện tập

Câu 1: 

- Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai => không hướng tới một đối tượng cụ thể nào

=> Bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả (lời trách móc nhẹ nhàng, niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả, nỗi cô đơn, trống vắng)

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ là tiếng lòng tác giả

=> Yêu tha thiết đời, yêu tha thiết người, khi nhà thơ bị bệnh là khi đau khổ tuyệt vọng nhất, buồn bã nhất

=> Con người đầy tài năng và nghị lực dũng cám vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã. Qua đó ta thấy thương xót và cảm thông với số phận của tác giả.

Câu 3: Đây là bài thơ nói về tình yêu => tác giả và Hoàng Thị Kim Cúc 

=> Hiện lên những vẻ đẹp về cảnh và người xứ Huế. Ẩn trong lớp câu ngữ, bài thơ còn thể hiện tình cảm của Hàn Mặc Tử hướng về người thôn Vĩ => tình yêu quê hương đất nước

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soạn văn 11 siêu ngắn, soạn văn 11 ngắn nhất bài đây thôn vĩ dạ

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net