Soạn văn 11 cực chất bài: Từ ấy

Soạn bài: Từ ấy - ngữ văn 11 tập 2 cực chất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực chất: cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Từ ấy cực chất - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

Câu 2: Khi thấy được áng sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?

Câu 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Câu 2: Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." 

(Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

II. Soạn bài siêu ngắn: Từ ấy

Câu 1: Hình ảnh chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng: trong khổ thơ đầu tiên

Những hình ảnh như: bừng nắng hạ, mặt trời, vườn hoa lá, tiếng chim, đậm hương

=> Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ, rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời

Hình ảnh so sánh: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim

=> Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.

Câu 2: Khi thấy được áng sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống:

  Lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân tộc

  Cái tôi đã hòa quyện với cái ta chung

  Để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cảm cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này.

  Nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.

Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: 

  Sau khi được giác ngộ lý tưởng Cách mạng nhà thơ đã nhận ra được lý tưởng của chính mình

  Không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn

  Không còn là một người sống lạc lõng giữa đời và không có ý nghĩa trong cuộc đời như trước kia nữa

Câu 4: Các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ:

  Giàu nhạc điệu: cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang

  Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.

  Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.

  Tất cả đã làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ.

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Bài viết tham khảo

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, giữa làn sóng của phong trào thơ Mới, một tác giả nổi lên với tư cách là cánh chim đầu đàn của thơ ca Cách mạng. Khi Xuân Diệu, Huy Cận vẫn còn băn khoăn, lạc lối khi không tìm thấy con đường đi thì ông đã tìm được mục đích, lý tưởng sống của chính mình. Đó là nhà thơ trữ tình chính trị xuất sắc: Tố Hữu. Và “Từ ấy” được xem là bản tuyên ngôn có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của nhà thơ. Khi nhắc về bài thơ này, Tố Hữu đã từng chia sẻ: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.

Bài thơ “Từ ấy” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu vừa được kết nạp vào Đảng cộng sản. Cả tác phẩm là một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của cái tôi cá nhân khi bắt gặp lí tưởng của đời mình. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên niềm vui, sự say mê của nhà thơ khi gặp ánh sáng Cách mạng. Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, thông qua đó, nhà thơ như đang trần thuật lại kỉ niệm khó quên của đời mình.“Từ ấy” là một cụm từ chỉ mốc thời gian phiếm định. Đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi ấy, nhà thơ mới 18 tuổi, giữa lúc vẫn còn “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, ông được giác ngộ và kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới soi rọi và gột rửa tâm hồn mình. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu dịu nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. “Mặt trời chân lí” là một ẩn dụ, một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt trời của nhân gian tỏa hơi ấm và đem lại sức sống cho vạn vật thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì đem đến chân lí cho nhà thơ. Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm vào đó, những động từ mạnh như “bừng”, “chói” như nhấn mạnh rắng: ánh sáng lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Đến hai câu sâu, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể hơn niềm vui sướng của nhà thơ khi tìm ra chân lí đời mình

Bằng việt sử dụng các động từ mạnh, các hình ảnh ẩn dụ, biện pháp so sánh kết hợp cùng phút pháp trữ tình lãng mạn, Tố Hữu đã lần nữa khẳng địn: chính cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới và đem lại nguồn cảm hứng mới cho nhà thơ. Chỉ với khổ thơ đầu, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động bằng những gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất.

Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã bộc bạch những nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống.

Từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ. 

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.

Những từ ngữ như “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” biểu hiện cho sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

Về nghệ thuật, bài thơ như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

Đề cập đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định : "thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho cả loài người. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan". Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi. 

Câu 2: Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." 

Bài viết tham khảo

Tố Hữu là nhà thơ kí trung thành của thời đại. Suốt cả cuộc đời mình ông mang thơ văn phục vụ cách mạng tạo thành vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Nhắc về con người ấy, Chế Lan Viên đã viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." Ta có thể tìm thấy hình ảnh ấy của Tố Hữu qua hai khổ thơ cuối bài thơ Từ ấy

          Tố Hữu sinh ra tại Thừa Thiên - Huế, mảnh đất quê hương đã bồi đắp cho hồn thơ Tố Hữu một giọng điệu ngọt ngào, tâm tình, thủ thỉ. Thơ ông mang đậm màu sắc trữ tình chính trị, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian hổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Tố Hữu có 7 tập thơ ứng với năm chặng đường cách mạng của dân tộc. Có thể nói, đường đời, đường thơ, đường cách mạng của ông tồn tại song hành. Thơ là vũ khí phục vụ kháng chiến. Đến lượt minh, hiện thực khốc liệt của cuộc chiến trở thành nguồn thi liệu phong phú cho thơ ông. Có lẽ vì thế mà trải qua biết bao thăng trầm, thơ Tố Hữu vẫn giữ được nguồn sống dồi dào, không bị lớp bụi thời gian phủ kín.

          Từ ấy nằm trong phần Máu lửa của tập thơ cùng tên ra đời tháng 7/1938. Tác phẩm đã đánh dấu mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời cũng như trong đời thơ Tố Hữu. Nhan đề Từ ấy gợi ra một thời điểm trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu, để đánh dấu quãng thời gian trước từ ấy và sau từ ấy. Từ ấy là thời điểm mà Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản để đấu tranh cho lí tưởng cách mạng.

          Từ ấy trở thành một dấu mốc quan trọng có tính bước ngoặt trong con đường thơ, đường đời Tố Hữu. Bởi nó chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, tác động đến tình cảm của cái tôi trữ tình. Trước Từ ấy, ta bắt gặp một con người lạc lõng, cô đơn

Sau Từ ấy, đã có một Tố Hữu (TH) được khai sinh, một Tố Hữu bén duyên với cách mạng để hình thành một hồn thơ thuộc về lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng. Tất cả những cảm xúc riêng tư, những quan hệ cá nhân đều được quy chiếu về điểm nhìn mang tính trữ tình, chính trị. Và cũng từ đây, chúng ta đã có một Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là “người thơ kí trung thành của thời đại”

            Chế Lan Viên viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." như một lời khẳng định về tâm hồn, tư tưởng của người thanh niên cộng sản Tố Hữu. Giây phút anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng là lúc Tố Hữu trở thành nhà thơ của vạn nhà, anh buộc lòng cùng nhân loại. Cuộc hành trình buộc lòng với nhân loại ấy được Tố Hữu diễn tả đầy say mê.

Động từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là sự chủ động, biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để “trang trải”, sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ - những con người thấp cổ, bé họng, bị chà đạp và áp bức trong xã hội đương thời.

          “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Ông để hồn mình hòa với nỗi khổ đau của “bao hồn khổ” mà cảm nhận nỗi khổ của họ, để thấu hiểu và yêu thương.Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này,Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

          Nếu khổ thơ đầu là cuộc hội ngộ, là giây phút bắt gặp ánh sáng, gặp lí tưởng cách mạng thì khổ thơ thứ ba đã đánh dấu thành quả ban đầu, những nhận thức về lẽ sống đã làm đổi thay trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, mà Chế Lan Viên đã khẳng định “anh (chỉ Tố Hữu) là nhà thơ của vạn nhà”

Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.

          Những cụm từ “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” xuất hiện nối tiếp nhau trong suốt cả khổ thơ là sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình cảm giai cấp cao cả.

          Sở dĩ Chế Lan Viên có thể viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." bởi Tố Hữu đã nguyện buộc tâm hồn mình gắn với cuộc đời chung của những kiếp người cơ cực, khổ sở. Ông đã từ bỏ cái tôi hẹp hòi, ích kỷ để hòa mình với dòng chảy trôi của lịch sử, gắn kết mình với không khí đoàn kết trên dưới một lòng của cả dân tộc. Và hẳn nhiên, sự nhận thức ấy đã mang đến cho Tố Hữu lí tưởng sống để đủ sức thoát khỏi bức màn tối tăm của sự lạc lõng giữa thời cuộc của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.

          Từ ấy của Tố Hữu như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

          Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi.

III. Soạn bài ngắn nhất: Từ ấy

Câu 1: Những hình ảnh để chỉ lí tưởng ta có bắt gặp ngay trong khổ thơ đầu tiên. Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim…. Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ.  Hai câu thơ sau là sức sống, dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.

Câu 2: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có nhận thức về một lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân tộc, sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam. Qua đó ta thấy được, nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.

Câu 3: Sau khi được giác ngộ lý tưởng Cách mạng nhà thơ đã nhận ra được lý tưởng của chính mình và cùng đó có những chuyển biến tình cảm hết sức sâu sắc. Tác giả không còn là một người sống lạc lõng giữa đời và không có ý nghĩa trong cuộc đời như trước kia nữa, nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn.

Câu 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ ta thấy Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang), biện pháp tu từ gợi cảm (ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ), hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. Tất cả đã làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Bài viết tham khảo

Tố Hữu và “Từ ấy” được xem là bản tuyên ngôn có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của nhà thơ trong khi Xuân Diệu, Huy Cận vẫn còn băn khoăn, lạc lối khi không tìm thấy con đường đi thì ông đã tìm được mục đích, lý tưởng sống của chính mình. Bài thơ “Từ ấy” được rút ra từ tập thơ cùng tên, sáng tác năm 1938 khi Tố Hữu vừa được kết nạp vào Đảng cộng sản. Cả tác phẩm là một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của cái tôi cá nhân khi bắt gặp lí tưởng của đời mình. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên niềm vui, sự say mê của nhà thơ khi gặp ánh sáng Cách mạng. Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, thông qua đó, nhà thơ như đang trần thuật lại kỉ niệm khó quên của đời mình.“Từ ấy” là một cụm từ chỉ mốc thời gian phiếm định. Đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi ấy, nhà thơ mới 18 tuổi, giữa lúc vẫn còn “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, ông được giác ngộ và kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới soi rọi và gột rửa tâm hồn mình. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu dịu nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. “Mặt trời chân lí” là một ẩn dụ, một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt trời của nhân gian tỏa hơi ấm và đem lại sức sống cho vạn vật thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì đem đến chân lí cho nhà thơ. Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm vào đó, những động từ mạnh như “bừng”, “chói” như nhấn mạnh rắng: ánh sáng lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể hơn niềm vui sướng của nhà thơ khi tìm ra chân lí đời mình. Bằng việt sử dụng các động từ mạnh, các hình ảnh ẩn dụ, biện pháp so sánh kết hợp cùng phút pháp trữ tình lãng mạn, Tố Hữu đã lần nữa khẳng địn: chính cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới và đem lại nguồn cảm hứng mới cho nhà thơ. Chỉ với khổ thơ đầu, Tố Hữu đã vẽ nên một bức tranh sinh động bằng những gam màu tươi sáng và đẹp đẽ nhất. nhà thơ đã bộc bạch những nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống. Từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ.  “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ. Những từ ngữ như “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” biểu hiện cho sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ. Đến đây, có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

Bài thơ như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan". Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi. Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình.

Câu 2: Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." 

Bài viết tham khảo

Tho Tố Hữu mang đậm màu sắc trữ tình chính trị, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian hổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Từ ấy trở thành một dấu mốc quan trọng có tính bước ngoặt trong con đường thơ, đường đời Tố Hữu. Bởi nó chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, tác động đến tình cảm của cái tôi trữ tình. Trước Từ ấy, ta bắt gặp một con người lạc lõng, cô đơn

Sau Từ ấy, đã có một Tố Hữu (TH) được khai sinh, một Tố Hữu bén duyên với cách mạng để hình thành một hồn thơ thuộc về lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng. Tất cả những cảm xúc riêng tư, những quan hệ cá nhân đều được quy chiếu về điểm nhìn mang tính trữ tình, chính trị. Và cũng từ đây, chúng ta đã có một Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là “người thơ kí trung thành của thời đại”.  Chế Lan Viên viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." như một lời khẳng định về tâm hồn, tư tưởng của người thanh niên cộng sản Tố Hữu. Giây phút anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng là lúc Tố Hữu trở thành nhà thơ của vạn nhà, anh buộc lòng cùng nhân loại. Cuộc hành trình buộc lòng với nhân loại ấy được Tố Hữu diễn tả đầy say mê.

Khổ thơ đầu là cuộc hội ngộ, là giây phút bắt gặp ánh sáng, gặp lí tưởng cách mạng thì khổ thơ thứ ba đã đánh dấu thành quả ban đầu, những nhận thức về lẽ sống đã làm đổi thay trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, mà Chế Lan Viên đã khẳng định “anh (chỉ Tố Hữu) là nhà thơ của vạn nhà”

Sở dĩ Chế Lan Viên có thể viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." bởi Tố Hữu đã nguyện buộc tâm hồn mình gắn với cuộc đời chung của những kiếp người cơ cực, khổ sở. Ông đã từ bỏ cái tôi hẹp hòi, ích kỷ để hòa mình với dòng chảy trôi của lịch sử, gắn kết mình với không khí đoàn kết trên dưới một lòng của cả dân tộc. Và hẳn nhiên, sự nhận thức ấy đã mang đến cho Tố Hữu lí tưởng sống để đủ sức thoát khỏi bức màn tối tăm của sự lạc lõng giữa thời cuộc của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.

Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi. Từ ấy của Tố Hữu như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Từ ấy

Câu 1: Những hình ảnh để chỉ lí tưởng: bừng nắng hạ, mặt trời, vườn hoa lá, tiếng chim, đậm hương => lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ

Biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. => Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống, dậy sắc.

Câu 2: Lẽ sống khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi

=> lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân 

Nhà thơ mong muốn  để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, muốn thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ theo trình tự:

1. Giác ngộ lý tưởng Cách mạng 

2. Nhận ra được lý tưởng của chính mình

=> không còn là một người sống lạc lõng giữa đời, có gia đình, đó là gia đình Việt Nam to lớn.

Câu 4: Các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ đã làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ với:

- Biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ

- Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ

- Nhịp điệu với cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang

Bài tham khảo thêm

Câu 1: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu

Bài viết tham khảo

“Từ ấy” được xem là bản tuyên ngôn có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của nhà thơ Tố Hữu. Khi nhắc về bài thơ này, Tố Hữu đã từng chia sẻ: “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lý tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”. Cả bài thơ Từ Ấy là một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của cái tôi cá nhân khi bắt gặp lí tưởng của đời mình. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu. 

Khổ thơ thứ nhất đã vẽ nên niềm vui, sự say mê của nhà thơ khi gặp ánh sáng Cách mạng. Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, thông qua đó, nhà thơ như đang trần thuật lại kỉ niệm khó quên của đời mình.“Từ ấy” là một cụm từ chỉ mốc thời gian phiếm định. Đó là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu. Khi ấy, nhà thơ mới 18 tuổi, giữa lúc vẫn còn “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, ông được giác ngộ và kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới soi rọi và gột rửa tâm hồn mình. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu dịu nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. “Mặt trời chân lí” là một ẩn dụ, một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: Nếu mặt trời của nhân gian tỏa hơi ấm và đem lại sức sống cho vạn vật thì Đảng cũng là nguồn sáng diệu kì đem đến chân lí cho nhà thơ. Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm vào đó, những động từ mạnh như “bừng”, “chói” như nhấn mạnh rắng: ánh sáng lí tưởng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Sang khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã bộc bạch những nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống. Từ “buộc” ở đây không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà nó là biểu hiện của sự tự nguyện và quyết tâm cao độ của nhà thơ. Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa, đồng cảm và trải lòng với mọi người. Đặc biệt, ông dành sự quan tâm sâu sắc đến những mảnh đời bất hạnh và quần chúng lao động cùng khổ.  “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người cùng chung cảnh ngộ, đoàn kết với nhau để phấn đấu vì mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Qua khổ thơ này, Tố Hữu đã thể hiện được quan điểm, nhận thức mới mẻ của mình về lẽ sống, đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân với cái ta chung của mọi người. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và sức mạnh mới khi đặt mình giữa dòng đời và quần chúng nhân dân lao khổ.

Khổ thơ thứ ba cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Điệp ngữ "Là con”, “là em”, “là anh” cùng với số từ ước lệ “vạn” đã nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ dường như đã hòa mình, trở thành một thành viên trong đại gia đình quần chúng lao khổ.

Những từ ngữ như “kiếp phôi pha, “cù bất cù bơ” biểu hiện cho sự đau xót của nhà thơ trước những kiếp người bất hạnh, đồng thời bày tỏ sự căm giận trước những oan trái mà kẻ thù đã gây ra cho nhân dân. Tác giả coi mình cũng như một người vô danh “cù bất cù bơ” nhưng có tinh thần đoàn kết và kiên trung trong đại gia đình của những khối đời cùng khổ.

Đề cập đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận định : "thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là thơ yêu nước, nó đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người bị chà đạp. Nó ca ngợi cuộc đời, vì một tương lai tươi sáng cho dân tộc và cho cả loài người. Trong khi tiếng nói của thơ lãng mãn lúc bấy giờ là một tiếng thơ tuyệt vọng thì tiếng nói của thơ Tố Hữu giữa muôn nghìn gian khổ lại là tiến nói lạc quan”. Bài thơ như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình. Có thể thấy được lí tưởng cộng sản không chỉ giúp Tố Hữu có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.

Câu 2: Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." 

Bài viết tham khảo

Bài thơ Từ ấy trở thành một dấu mốc quan trọng có tính bước ngoặt trong con đường thơ, đường đời Tố Hữu. Bởi nó chi phối mọi cảm xúc, tâm trạng, tác động đến tình cảm của cái tôi trữ tình. Trước Từ ấy, ta bắt gặp một con người lạc lõng, cô đơn. Sau Từ ấy, đã có một Tố Hữu (TH) được khai sinh, một Tố Hữu bén duyên với cách mạng để hình thành một hồn thơ thuộc về lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng. Tất cả những cảm xúc riêng tư, những quan hệ cá nhân đều được quy chiếu về điểm nhìn mang tính trữ tình, chính trị. Và cũng từ đây, chúng ta đã có một Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là “người thơ kí trung thành của thời đại”. Giây phút anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam cũng là lúc Tố Hữu trở thành nhà thơ của vạn nhà, anh buộc lòng cùng nhân loại. Cuộc hành trình buộc lòng với nhân loại ấy được Tố Hữu diễn tả đầy say mê.

Khổ thơ đầu là cuộc hội ngộ, là giây phút bắt gặp ánh sáng, gặp lí tưởng cách mạng thì khổ thơ thứ ba đã đánh dấu thành quả ban đầu, những nhận thức về lẽ sống đã làm đổi thay trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu, mà Chế Lan Viên đã khẳng định “anh (chỉ Tố Hữu) là nhà thơ của vạn nhà”

Sở dĩ Chế Lan Viên có thể viết "Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm ra tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng cùng nhân loại..." bởi Tố Hữu đã nguyện buộc tâm hồn mình gắn với cuộc đời chung của những kiếp người cơ cực, khổ sở. Ông đã từ bỏ cái tôi hẹp hòi, ích kỷ để hòa mình với dòng chảy trôi của lịch sử, gắn kết mình với không khí đoàn kết trên dưới một lòng của cả dân tộc. Và hẳn nhiên, sự nhận thức ấy đã mang đến cho Tố Hữu lí tưởng sống để đủ sức thoát khỏi bức màn tối tăm của sự lạc lõng giữa thời cuộc của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.

Có thể nói “Từ ấy” chính là bước ngoặc trong đời thơ cũng như đời làm Cách mạng của Tố Hữu. Kể từ đây cho đến khi "tạm biệt đời yêu quý nhất", ông đã sống, đã sáng tác theo đúng lí tưởng, mục đích mà mình theo đuổi. Từ ấy của Tố Hữu như một khúc hoan ca với ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp điệu linh hoạt, và mang đầy nhạc điệu. Qua các hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng, Tố Hữu đã truyền tải thành công cho người đọc nỗi niềm sung sướng, say mê của ông khi gặp mặt trời chân lí của đời mình. 

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc chat, soạn văn 11 ngắn nhất, soạn văn 11 cực ngắn bài từ ấy

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com