Soạn văn 8 kết nối tri thức ngắn nhất bài 3: Nam quốc sơn hà

Soạn bài Nam quốc sơn hà sách ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Nam quốc sơn hà” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học 

Câu 1: Bài thơ được coi là bản "tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản "tuyên ngôn độc lập"? 

Câu 2: Từ "cư" trong nguyên tác có thể dịch là "ngự" (cai quản), cũng có thể dịch là "ở" (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản "tuyên ngôn độc lập" hơn? Hãy lí giải ý kiến của em. 

Câu 3: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào? 

Câu 4: Theo em, câu thơ cuối cảnh cáo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Câu 5: Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Câu 6: Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? 

II. Soạn bài siêu ngắn: 

Câu 1: Theo em:

- Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.

- Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu 2: Theo em, cách dịch "ngự" ( cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước, từ "ở'' (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.

Câu 3: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

     + Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở

     + Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

     + Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời

     + Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.

Câu 4: Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc. 

Câu 5:  Câu thơ trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”. Chiến thắng luôn thuộc về phe chính nghĩa. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Sông núi nước Nam” đã thể hiện được ý nghĩa nội dung vô cùng sâu sắc.

Câu 6: Em rút ra được nhận thức cho bản thân sau khi học bài thơ này: Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm. 

III. Soạn bài ngắn nhất: 

Câu 1: 

- Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về quyền của một đất nước và khẳng định không một thế lực nào xâm phạm.

- Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu 2: Cách dịch "ngự" ( cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước, từ "ở'' (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.

Câu 3: 

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

     + Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở

     + Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

     + Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời

     + Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.

Câu 4: Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời.

Câu 5: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”. Chiến thắng luôn thuộc về phe chính nghĩa. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Sông núi nước Nam” đã thể hiện được ý nghĩa nội dung vô cùng sâu sắc.

Câu 6: Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm. 

IV. Soạn bài cực ngắn: 

Câu 1: Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.

Câu 2: Cách dịch "ngự" ( cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước.

Câu 3: 

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

Câu 4: Quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời.

Câu 5: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. 

Câu 6: Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài nam quốc sơn hà ngắn nhất, soạn bài nam quốc sơn hà ngữ văn 8 kết nối ngắn nhất, soạn văn 8 kết nối tri thức bài nam quốc sơn hà cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 8 kết nối tri thức ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com