Soạn văn 8 kết nối tri thức ngắn nhất bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) sách ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? 

Câu 2: Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào? 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản

Câu 2: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì? 

Câu 3: Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý? 

Câu 4: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta? 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Câu 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Câu 3: Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Câu 4: Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một "truyền thống quý báu”?

Câu 5: Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Câu 6: Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

VIẾT KẾT NỐI ĐỌC 

Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

II. Soạn bài siêu ngắn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là: Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. Tại nước Nga, Người đã tiếp nhận được chủ nghĩa Mác vận dụng vào tình hình đất nước ta. Cộng thêm sự hỗ trọ của các nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam giúp đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, xã hội chủ nghĩa. 

Câu 2: Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách:

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống đáng quý. Tiếp bước cha ông, em nhận lấy ngọn lửa yêu nước ấy và thắp sáng nó trong lồng ngực của mình. Để phát huy ngọn lửa ấy, em học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày. Em luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua. Em nỗ lực như vậy, là để trang bị cho mình một hành trang vững chãi. Từ đó có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, em còn tham gia nhiều hoạt động khác, bằng chính sức của mình ở hiện tại. Em đã cùng các anh chị dọn dẹp vệ sinh đường phố, đến tặng quà cho các em học sinh ở làng trẻ SOS, đến trang hoàng nhà cửa cho các cụ già neo đơn. Em cũng tích cực tham gia các đợt tuyên truyền về bảo vệ môi trường cùng các anh chị đoàn viên trong xã. Tuy có vất vả, bận rộn, nhưng em lúc nào cũng nhiệt huyết và hăng say với những việc mà mình làm. Bởi em có một nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt, đó chính là tinh thần yêu nước.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản:

- Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 2: Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Những bằng chứng ấy chứng tỏ nước ta có truyền thống yêu nước lâu đời và tinh thần kháng chiến rất cao cả. 

Câu 3: Cách nêu bằng chứng ở đây có điểm đáng chú ý: Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Câu 4: Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta em cần phải: 

+ Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. 

+ Luôn biết yêu quý đất nước của mình. 

+ Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng. 

+ Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:  Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người. 

Câu 2: Phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân. 

Câu 3: Bài nghị luận này có 3 luận điểm: 

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 4: Những bằng chứng khách quan: 

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. 

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Câu 5: Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức và có hành động thực tế: Đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Câu 6: Yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

- Nghệ thuật lập luận nổi bật

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất. Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

III. Soạn bài ngắn nhất: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Bởi Người đã ra đi tìm đường cứu nước suốt 30 năm, bôn ba ở nước ngoài, làm thêm đủ thứ việc để mưu sinh. 

Câu 2: 

- Học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày.

- Luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua.

- Cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 2: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. 

Câu 3: Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

Câu 4: 

+ Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. 

+ Luôn biết yêu quý đất nước của mình. 

+ Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng. 

+ Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:  Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người. 

Câu 2: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân. 

Câu 3: Bài nghị luận này có 3 luận điểm: 

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 4: 

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. 

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 5: Đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Câu 6: 

- Nghệ thuật lập luận nổi bật

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. 

IV. Soạn bài cực ngắn: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Hành động yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho em ấn tượng nhất. Vì em rất khâm phục ý chí bền bỉ, vượt gian nan của Người. 

Câu 2: 

- Học tập và rèn luyện chăm chỉ mỗi ngày.

- Luôn cố gắng để cho bản thân mình của ngày hôm nay, phải hoàn thiện hơn chính mình của ngày hôm qua.

- Cống hiến nhiều hơn cho đất nước trong tương lai. 

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: 

- Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 2: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. 

Câu 3: Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

Câu 4: Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước. 

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:  Tất cả mọi người. 

Câu 2: Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân. 

Câu 3: Bài nghị luận này có 3 luận điểm: 

Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

Câu 4: 

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. 

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu.

Câu 5: Đối với thế hệ trẻ - lực lượng kế cận, rường cột của nước nhà, việc giáo dục lòng yêu nước phải thầm nhuần yêu cầu “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”, để mỗi người trở thành người công dân có tài và có đức, kiên định và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Câu 6: 

- Nghệ thuật lập luận nổi bật

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

- Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước.

- Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù.

- Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chúng ta xây dựng xã hội chủ nghĩa.

- Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta hồ chí minh ngắn nhất, soạn bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta hồ chí minh ngữ văn 8 kết nối ngắn nhất, soạn văn 8 kết nối tri thức bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta hồ chí minh cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 8 kết nối tri thức ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com