Tải giáo án buổi 2 (giáo án dạy thêm) Toán 4 cánh diều bản mới nhất Bài 49: Biểu thức có chứa chữ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
- Nhận biết biểu thức có chứa chữ (có chứa một chữ, hai chữ hoặc ba chữ).
- Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. b. Cách thức thực hiện: - GV viết bài tập: Làm tròn các thừa số đến hàng chục rồi ước lượng kết quả của các tích sau (biết các số được làm tròn đến hàng trăm nghìn): a) 1 925 489 × 7 b) 5 755 875 × 8 c) 2 151 947 × 9 d) 11 382 762 × 10
- GV mời 4 HS lên bảng trình bày bài, các bạn còn lại tự trình bày vào vở, đối chiếu đáp án với bài trên bảng. - GV nhận xét, tuyên dương, chuyển sang nội dung ôn tập.
B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Mục tiêu: Ôn tập về biểu thức có chứa chữ b. Cách thức thực hiện: - GV hệ thống kiến thức +) 3 + a là biểu thức chứa 1 chữ +) a + b là biểu thức chứa 2 chữ +) a + b + c là biểu thức chứa 3 chữ
- GV đánh giá, chuyển sang nội dung bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập biểu thức có chứa chữ thông qua bài tập. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:
Bài tập 1: Nói theo mẫu Mẫu: Nếu a = 2 thì 3 + a = 3 + 2 = 5; 5 là một giá trị của biểu thức 3 + a. Nếu b = 3 thì 9 - b = 9 - 3 = 6;…. Nếu m = 4 thì 11 x m = 11 x 4 = 44;…. Nếu n = 5 thì 60 : n = 60 : 5 = 12;… Nếu p = 6, q = 2 thì (2 + p) x q = (2 + 6) x 2 = 16; …
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV mời đại diện 4 HS đứng trả lời tại chỗ. - GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức a + b - c với a) a = 25, b = 36, c = 13 b) a = 42, b = 52, c = 27
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập. - HS còn lại chú ý đối chiếu đáp án, nhận xét. - GV chữa bài, chốt đáp án đúng.
Bài tập 3: Số? a) Giá trị của biểu thức a x 8 với a = 9 là ? b) Giá trị của biểu thức a + b với a = 72 và b = 16 là? c) Giá trị của biểu thức a - b với a = 56 và b = 5 là? d) Giá trị của biểu thức m x n với m = 5 và n = 9 là?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi - GV mời đại diện 4 HS lên bảng trình bày bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
Bài tập 4: Hoàn thành bảng sau
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm rồi tự trình bày vào vở. - GV mời một HS lên bảng trình bày bài. - GV chữa bài, nhận xét, chốt đáp án.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS trả lời: a) 1 925 489 × 7 có kết quả ước lượng là: 1 900 000 × 7 = 13 300 000 b) 5 755 875 × 8 có kết quả ước lượng là: 5 800 000 × 8 = 46 400 000 c) 2 151 947 × 9 có kết quả ước lượng là: 2 200 000 × 9 = 19 800 000 d) 11 382 762 × 10 có kết quả ước lượng là: 11 400 000 × 10 = 114 000 000
- HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức.
Đáp án bài 1: Nếu b = 3 thì 9 - b = 9 - 3 = 6; 6 là một giá trị của biểu thức 9 - b. Nếu m = 4 thì 11 x m = 11 x 4 = 44; 44 là một giá trị của biểu thức 11 x m. Nếu n = 5 thì 60 : n = 60 : 5 = 12; 12 là một giá trị của biểu thức 60 : n. Nếu p = 6, q = 2 thì (2 + p) x q = (2 + 6) x 2 = 16; 16 là một giá trị của biểu thức (2 + p) x q.
- HS lắng nghe, chữa bài.
Đáp án bài 2: a) Thay a = 25, b = 36, c = 13 vào biểu thức a + b - c ta có: a + b - c = 25 + 36 - 13 = 48 b) Thay a = 42, b = 52, c = 27 vào biểu thức a + b - c ta có: a + b - c = 42 + 52 - 27 = 67
- HS nhận xét, chữa bài.
Đáp án bài 3: a) Giá trị của biểu thức a x 8 với a = 9 là: a x 8 = 9 x 8 = 72 b) Giá trị của biểu thức a + b với a = 72 và b = 16 là: a + b = 72 + 16 = 88 c) Giá trị của biểu thức a - b với a = 56 và b = 5 là: a - b = 56 - 5 = 51 d) Giá trị của biểu thức m x n với m = 5 và n = 9 là: m x n = 5 x 9 = 45
- HS quan sát, sửa bài.
Đáp án bài 4:
- HS quan sát, sửa bài.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Toán 4 Cánh diều, giáo án buổi chiều Toán 4 Cánh diều Bài 49: Biểu thức có chứa chữ, giáo án dạy thêm Toán 4 Cánh diều Bài 49: Biểu thức có chứa chữ