Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 1 Văn bản 2 Lời tiễn dặn. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Lời tiễn dặn (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Lời tiễn dặn
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
- Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9. Theo em, khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những lưu ý khi đọc truyện thơ Nôm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về đặc trưng của truyện thơ dân gian và tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Lời tiễn dặn, trả lời câu hỏi: - Trình bày một số hiểu biết của em về đặc trưng của truyện thơ dân gian? - Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Xuất xứ và nội dung văn bản + Bố cục tác phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Lời tiễn dặn và trả lời các câu hỏi sau: + Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ? + Nhận xét về ngôi kể của văn bản, chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của truyện thơ. + Nhận xét về ngôi kể của văn bản, chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của truyện thơ. + Lời “tiễn dặn” giúp bạn hiểu biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian. + Qua văn bản này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì? Em có suy nghĩ gì về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Lời tiễn dặn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung về đặc trưng của truyện thơ dân gian và tác phẩm a. Đặc trưng của truyện thơ dân gian. - Khái niệm: là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. - Cốt truyện: đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo hoặc không sử dụng. - Nhân vật chính: thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu. - Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian: là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam. b. Tìm hiểu chung về tác phẩm * Xuất xứ và nội dung của văn bản “Lời tiễn dặn” - Xuất xứ: + Tiễn dặn người yêu (nguyên văn tiếng Thái là Xống chụ xon xao) là một trong những truyện thơ hay nhất trong khi tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam. + Văn bản Lời tiễn dặn được trích từ truyện thơ Tiễn dặn người yêu. - Nội dung chính: Qua hai lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái, ta thấy được tâm trạng đau xót khi yêu nhau mà không thể bên nhau của chàng trai và cô gái, cùng với đó là tình yêu mãnh liệt, mãi đi cùng năm tháng, sánh ngang với “trời đất, thiên nhiên” của hai người. * Bố cục của văn bản - Phần 1 (Từ đầu đến …góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn. - Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái. 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Đặc trưng truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn * Những dấu hiệu để nhận biết văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ - Đề tài: tình yêu, hôn nhân. - Cốt truyện: Truyện xoay quanh số phận của một đôi trai gái yêu nhau nhưng gặp trắc trở trong tình yêu, cuối cùng, vượt qua mọi thử thách, họ đã được đoàn tụ bên nhau, có cuộc sống hạnh phúc. - Vị trí và nội dung của đoạn trích: + Vị trí: lược trích từ dòng 1121 – 1406. + Nội dung: Lời dặn dò của chàng trai khi anh tiễn cô về nhà chồng và lời khảng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng hắt hủi, hành hạ. b. Ngôi kể, nhân vật của truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn * Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể xưng “anh yêu”). * Những chi tiết quan trọng: - Lời dặn dò của chàng trai khi anh tiễn cô về tận nhà chồng: xin kề vóc mảnh, ủ lấy hương người; xin ẵm con cho người yêu; lời thề nguyền -> Thể hiện tình yêu tha thiết, cao thượng. - Lời khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng hắt hủi, hành hạ thể hiện tình yêu tha thiết, bền chặt, không có gì có thể làm thay đổi được. => Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã làm tăng tính thuyết phục, tính truyền cảm cho lời dặn dò và lời khảng định mối tình chung thủy, tha thiết của chàng trai. * Nhân vật trong truyện thơ dân gian - Tâm trạng của cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai: đau khổ, tuyệt vọng + Qua lời tiễn dặn cũng có thể thấy, cô là một cô gái xinh đẹp (người đẹp anh yêu) nhưng bị ép gả nên đau khổ khi phải về nhà chồng (cấu trúc trùng điệp: vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông thể hiện nỗi đau giằng xé, càng đi lòng càng đau nhớ). + Cô còn bị nhà chồng phũ phàng, đánh đập (đầu bù, tóc rối, đau bệnh). - Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng: đau khổ, quyến luyến, không nỡ rời xa. Qua lời tiễn dặn, có thể thấy chàng trai là người chung thủy, có tình yêu tha thiết sâu nặng - Chàng trai còn là người có một tình yêu giàu lòng nhân ái, vị tha (chi tiết xin ẵm, bồng con của người yêu, gọi con của người yêu là con rồng, con phượng… cho thấy, vì yêu cô gái nên chàng trai yêu thương cả con của cô). Ngoài ra, chàng sẵn sàng chăm sóc khi thấy người yêu bị nhà chồng chà đạp, hắt hủi. + Chàng trai thấu hiểu nỗi nhớ nhung, sự chờ đợi và đau khổ của cô gái. => Sự đồng cảm giữa hai người. => Chàng trai và cô gái là nhân vật chính trong truyện thơ. Họ là những người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu. Qua những lời tiễn dặn giàu chất thơ, tình cảnh ngang trái và tình cảm tha thiết của họ (đặc biệt là của chàng trai) đã được thể hiện một cách khéo léo, tinh tế. c. Thông điệp Lời " tiễn dặn" nói về tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái. Khắc họa tình yêu tha thiết và thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái 3. Tổng kết a. Nội dung - Bi kịch tình yêu – hôn nhân của chàng trai và cô gái qua đoạn trích Lời tiễn dặn. Bi kịch đó phản ánh bi kịch của người Thái trong xã hội trước đây. - Vẻ đẹp tấm lòng chung thủy và ước nguyện hạnh phúc lứa đôi của chàng trai, cô ái phản ánh vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng giải phóng khỏi những tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Thái. b. Nghệ thuật + Đặc điểm của truyện thơ dân gian với sự kết hợp tự sự và trữ tình. + Chất dân tộc và màu sắc miền núi của tác phẩm (qua hình ảnh thiên nhiên, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện của chính nhân vật trong tác phẩm) |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 2 Lời tiễn dặn, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 2 Lời tiễn dặn