Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Ôn tập thực hành tiếng việt - Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 5 Ôn tập thực hành tiếng việt - Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Giải các bài tập liên quan đến hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

  1. Phẩm chất

- Hiểu biết đúng nhất về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Có cách ứng dụng phù hợp với hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Hãy nên một số ví dụ về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường mà em biết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi ý: Có thể nêu ta một số ví dụ như:

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (tách rời các tiếng trong từ)

+ Củi một cành khô lạc mấy dòng (thay đổi trật tự từ trong cụm từ)

+…

- GV dẫn dắt vào bài học mớiTrong cuộc sống, đôi lúc ta không tuân thủ những nguyên tắc ngôn ngữ nhằm thực hiện một dụng ý nào đó khi tiến hành các cuộc giao tiếp. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ như vậy ta gọi đó là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập về tác dụng và đặc điểm của những trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

I.     Nhắc lại kiến thức đã học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học hãy trả lời câu hỏi:

+ Trình bày các cách nhận biết hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

+ Nhắc lại một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I.     Hệ thống lại kiến thức: Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

a. Cách nhận biết

Ngôn ngữ có tính chuẩn mực do vậy để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm được quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

b. Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: (Xem lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn”)

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo bài tập liên quan đến kiến thức

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS..

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG

 

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu không phải là tên một trường hợp phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường?

A. Tách rời các tiếng trong từ

B. Chuyển từ loại

C. Thay đổi trật tự từ trong câu

D. Kết hợp các thành phần trong câu

Câu 2: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

A. Sử dụng hình thức đảo ngữ

B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng

C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ

D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

Câu 3: Câu thơ nào sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả?

A. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

B. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

C. Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép (Phạm Văn Đồng)

D. Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn (Sương Nguyệt Minh)

Câu 4: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

A. Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

B. Bạc phơ mái tóc người Cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

C. Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

D. Sông được lúc dềnh dàng

   Chim bắt đầu vội vã

Câu 5: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong các câu sau: “Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam (Nguyễn Khải)

A. Tỉnh lược thành phần chính của câu

B. Sử dụng câu đặc biệt

C. Tách một bộ phận câu thành câu

D. Chuyển từ loại

Câu 6Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong câu sau: “Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có…(Nam Cao)

A. Tỉnh lược thành phần chính của câu

B. Sử dụng câu đặc biệt

C. Tách một bộ phận câu thành câu

D. Chuyển từ loại

Câu 7Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong câu sau: “Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa” (Quý Thể)

A. Tách rời các tiếng trong từ

B. Sử dụng câu đặc biệt

C. Kết hợp từ bất bình thường

D. Thay đổi trật tự từ trong cụm từ

Câu 8: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong câu sau: “Ăn ngay ở thật, mọi tật tốt lành”

A. Thay đổi trật tự từ trong câu

B. Tách rời các tiếng trong từ

C. Kết hợp từ bất bình thường

D. Thay đổi trật tự từ trong cụm từ

xt-align: center;"> 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Ôn tập thực hành tiếng việt - Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Ôn tập thực hành tiếng việt, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Ôn tập thực hành tiếng việt

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay