Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 3 Đọc Tiểu Thanh kí

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 2 Văn bản 3 Đọc Tiểu Thanh kí. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : ĐỌC TIỂU THANH KÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Đọc tiểu thanh kí (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Đọc tiểu thanh kí

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm

  1. Phẩm chất

- Đồng cảm với tình yêu son sắt của hai nhân vật và thái độ ca ngợi tình yêu đó của tác giả.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đọc tiểu thanh kí
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số nhân vật mà em biết có thể gặp trong văn chương hoặc ngoài đời tài hoa nhưng bạc mệnh.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các nhân vật mà em biết
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở: Em hãy kể tên một số nhân vật có thể gặp trong văn chương hoặc ngoài đời tài hoa nhưng bạc mệnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những nhân vật có thể gặp trong văn chương hoặc ngoài đời tài hoa nhưng bạc mệnh.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV đưa ra gợi ý: Đạm Tiên, Thúy Kiều,….
  • GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Du không chỉ được biết đến là một đại thi hào với những sáng tác đồ sộ mà còn được biết là một nhà thơ với tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Tiếng thương của ông không chỉ là tiếng thương người mà còn là tiếng tự thương. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về tiếng tự thương đó qua văn bản Đọc Tiểu Thanh kí.
  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Đọc Tiểu Thanh kí. (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Đọc tiểu thanh kí, trả lời câu hỏi:

+ Trình bày những hiểu biết sơ lược của em về tác phẩm (xuất xứ, chủ đề, nhân vật chính, bố cục)

+ Trình bày những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (niêm, luật, đối, ..)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị

+ Xuất xứ văn bản

+ Chủ đề

+ Nhân vật chính

+ Bố cục

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Đọc Tiểu Thanh kí và trả lời câu hỏi:

+ Trong hai câu đề, Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm gì đối với nàng Tiểu Thanh?

+ Tác giả đã thể hiện những điều gì thông qua hai câu thực?

+ Tại sao tác giả lại nói “nỗi hờn kim cổ” ở hai câu luận?

+ Tác giả đã gửi gắm suy nghĩ gì qua hai câu cuối?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Đọc Tiểu Thanh kí

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm, thể loại

- Xuất xứ: Trích từ tập thơ “Thanh Hiên thi tập”

- Chủ đề: Thể hiện tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với những kiếp tài hoa và nỗi ngậm ngùi cho chính mình.

- Nhân vật Tiểu Thanh:

Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là người rất thông minh và có nhiều tài năng về nghệ thuật. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người giàu có. Vợ cả ghen, bắt nàng ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ ( Hàng Châu – Trung Quốc). Vì đau buồn, nàng lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà nàng để lại bị người vợ cả đem đốt, một số bài may mắn còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần du ( Bị đốt còn sót lại).

- Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.

- Về bố cục: Bài thơ gồm có bốn cặp câu thơ tương ứng 4 vế: đề- thực- luận – kết.

•   Hai câu đề: triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề

•   Hai câu thực: Giải thích rõ các khía cạnh chính của đối tượng được miêu tả bàn luận

•   Hai câu luận: luận giải phát triển, mở rộng suy nghĩ về đối tượng.

•   Hai câu kết: Thâu tóm tinh thần của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng, liên tưởng mới.

+ Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ.

•   Về niêm: hai cặp câu liền nhau được dính theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh.

+ Về vần nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần và gieo vần bằng.

+ Về đối: bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận, cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở ba, bốn liên.

- Bố cục bài thơ

+ Hai câu đề: Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh

+ Hai câu thực: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh

+ Hai câu luận: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh

+ Hai câu kết: Từ cảm thương cho người đến xót thương cho mình.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh

-   Mở đầu bài thơ tác giả đã dành để miêu tả vẻ đẹp của cảnh Tây Hồ. Ngày xưa nơi đây vốn có là một thắng cảnh nhưng nay chỉ còn là bãi gò hoang.

-   Sở dĩ nó trở nên tiêu điều hoang xơ như thế vì nó vắng đi bóng người chăm sóc. Cây cối, hoa tươi mĩ lệ  là của ngày xưa còn khi nàng chết đi rồi thì tất cả trở thành gò hoang. => Điều này cho thấy sự tàn phá của thời gian, người mất cảnh còn cũng chẳng có nghĩa lí gì. Dường như màu của cảnh vật cũng nhuốm một màu bi thương.

-   Tác giả thể hiện tình cảm xót thương đồng cảm sâu sắc với nàng Tiểu Thanh chỉ thông qua mảnh giấy tàn.

ð Hai câu thơ thể hiện sự xót thương của nhà thơ dành cho nàng Tiểu Thanh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc đời vô cùng bạc bẽo. Người

b. Số phận bi thương uất hận của nàng Tiểu Thanh

-             Nàng Tiểu Thanh ra đi những thứ còn lại mang bóng dáng của nàng chỉ là son phấn và văn chương hiểu theo nghĩa thuần túy.

- Hình ảnh “chi phấn” ở đây tượng trưng cho nhan sắc của nàng. Còn “văn chương” chính là tài năng của nàng. Nó có thể bị vùi lấp, bị đốt đi xong không thể nào xóa nhòa đi những nỗi oan khuất cũng nỗi đau mà người con gái phải gánh chịu.

ð Nguyễn Du chỉ bằng vài ba câu đã gợi lên số phận và cuộc đời hết sức bi thương của người con gái này, Đồng thời nó thể hiện sự ca ngợi, cũng như khâm phục tài năng của nàng. Thể hiện một cái nhìn nhân đạo mới mẻ của nhà thơ trung đại.

c. Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh

- Cái "hờn", cái "hận" cho số kiếp Tiểu Thanh là cái "hận" muôn đời, triền miên không bao giờ chấm dứt, Nguyễn Du từ "cái hận" của đời mà thương cho "cái hận" Tiểu Thanh, đã dồn "cái hận kim cổ" vào "cái hận" Tiểu Thanh.

+ Trong nỗi đau của con người có nỗi đau của mình, nỗi đau chung cả cuộc đời, Nguyễn Du không đứng ngoài nỗi đau ấy. Bằng sự từng trải, bằng tất cả những gì chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhận ra sự trùng hợp lạ lùng của lớp người "Giai nhân và nghệ sĩ".

-  Ông tự coi mình với Tiểu Thanh "cùng hội cùng thuyền", "cùng một lửa bên trời lận đận", nên có chung một cái án: "Án phong lưu". Khách phong lưu sao lại phải mang “án phong lưu”. Đúng là oái ăm nghịch cảnh Nguyễn Du đã gợi lên những điều nhức nhối trong lòng người đọc bao đời nay

d. Từ cảm thương cho người đến nỗi xót thương cho chính mình

- Nguyễn Du từ người mà nghĩ đến ta. Từ “thương người đến thương mình". Trong thơ trung đại hiếm có người tự nói về bản thân mình như thế. Toàn bài có hai lần Nguyễn Du nói đến mình. "Phong vận kì oan ngã tự cư", và "Thiên hạ hà nhân khấp Tổ Như", giữa Tiểu Thanh và Nguyễn Du là một gạch nối.

- Tiểu Thanh là hình tượng để ông bộc lộ cảm xúc trữ tình và kí thác tâm sự. Với Tiểu Thanh ít ra đã có Nguyễn Du thương cảm, còn với Nguyễn Du sau đấy ba trăm năm thì sao? Không biết vì lẽ gì, Nguyễn Du nêu ra con số ba trăm năm? (Ông mất sau Tiểu Thanh hai trăm mười năm).

-  Nguyễn Du cảm thấy bơ vơ giữa dòng đời. Lời thơ nói chuyện ba trăm năm, nhưng thực ra là chuyện trước mắt. Trước mắt ông là cuộc sống cô đơn không tri âm tri kỉ.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội. - Đồng thời tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa và thương cho số phận của chính bản thân mình.

b. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 3 Đọc Tiểu Thanh kí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 3 Đọc Tiểu Thanh, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 3 Đọc Tiểu Thanh

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay