Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 2 Văn bản 4 Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Anh hùng đã gọi rằng (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Anh hùng đã gọi rằng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm
- Biết giúp đỡ người khác khi chứng kiến cuộc sống nghiệt ngã, khó khăn trong khả năng mình có thể.
- Biết nhìn nhận, đánh giá đúng đắn bản chất của một người thông qua những hành động, lời nói, cử chỉ với những người xung quanh.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
Từ Hải - người anh hùng được Nguyễn Du xây dựng mang đậm dấu ấn thời đại lại mở ra cách nhìn mới mẻ gắn với lý tưởng đấu tranh vì tự do, công lý. Có thể nói Từ Hải là nhân vật chiếm nhiều tình cảm của nhà thơ trong suốt thiên truyện. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng, trả lời câu hỏi: + Đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” nằm ở vị trí nào trong “Truyện Kiều”? + Đoạn trích có thể được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung được yêu cầu chuẩn bị - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm - GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng và trả lời câu hỏi: + Xác định những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích (cách ngắt nhịp, từ ngữ, sử dụng điển tích điển cố,…) + Cảm nhận về hình tượng nhân vật người anh hùng Từ Hải và tư tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua đoạn trích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Hiểu biết chung về tác phẩm a. Vị trí đoạn trích - Sau khi gặp Từ Hải hai lần, Kiều được Từ cứu thoát khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Đoạn trích này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Kiều. - Đoạn trích: từ câu 2419 đến câu 2450, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”. b. Bố cục: Chia làm 2 phần - Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán. - Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.
2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Mười tám câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán. *Tám câu đầu: Lời của Kiều -> “bể oan đã vơi” - Hành động “lạy”: hành động tất yếu của một người yếu thế vừa được giúp đỡ để lấy lại công bằng. - Lời nói: + Xưng hô “chút thân bồ liễu” + Hình ảnh sóng đôi, đối xứng “Chạm xương chép dạ”, “đềm nghì trời mây” => Ân tình của Từ Hải, Kiều khắc cốt ghi tâm, nhớ ơn mãi như khắc vào xương tủy, cho dù có phải đánh đổi tất cả cũng báo đáp nghĩa cap cả như trời mây của Từ. => Vẻ đẹp của Kiều: Là người phụ nữ ân oán rõ ràng – có ân trả ân, có oán báo oán; thông minh, khéo léo và sắc sảo trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động. * Mười câu tiếp theo: Lời của Từ - Lí do hành động của Từ: + Từ là “quốc sĩ” – người có tiếng tăm, có quyền thế; là “anh hùng” => Hành động giúp người yếu thế đòi lại công bằng là điều nên làm. + Từ coi Kiều là “tri kỉ”, là người một nhà => Việc của Kiều cũng là việc của chàng. Hơn nữa, Từ còn cảm kích tấm lòng và sự thủy chung mà Kiều dành cho chàng suốt từng ấy năm khi chàng chinh chiến lập công danh. - Tình cảm của Từ dành cho Kiều:“Xót nàng”, “Ta cam lòng”: Chỉ cần giúp Kiều hoàn thành sở nguyện Từ đã thấy vui vẻ, mãn nguyện và hạnh phúc. => Từ lí do, lời nói của Từ với Kiều cho thấy Từ Hải rất yêu thương, trân trọng Kiều. Chàng cố gắng bù đắp cho Kiều những gì mà nàng đã phải chịu thiệt thòi, trong khả năng mình có thể. b. Mười bốn câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải. - Hành động: + Chỉ trong một thời gian ngắn, Từ đã hiệu triệu được sức mạnh của hàng nghìn vạn binh – vừa là lời hứa với Kiều, vừa cho thấy được tài năng hơn người của Từ. + Sức mạnh và tiếng tăm của Từ cũng vang xa theo từng trận đánh. - Kì tích của Từ Hải: Kì tích trước nay chưa bao giờ có của một người xuất thân bình thường như Từ Hải. => Tự Từ Hải làm nên sự nghiệp, lập nên cơ đồ của mình với triều đình, quan văn võ và một góc trời riêng. => Từ Hải hiện lên qua hành động và kì tích với lời của người kể chuyện là: Một con người biết chớp thời cơ, đánh giá đúng tình hình, sự tương quan giữa ta và địch để thừa thắng xông lên tạo thành hiệu ứng chiến thắng mạnh mẽ; ngang tàng, thách thức; coi thường khó khăn, gian khổ, những thiếu thốn vật chất tầm thường không đủ sức ngáng chân người anh hùng ấy. 3. Tổng kết a. Nội dung - Đoạn trích thể hiện sự biết ơn chân thành, tha thiết của Kiều với Từ Hải. - Xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với lí tưởng, hành động và kì tích phi thường. - Qua đoạn trích, tác giả đã gửi gắm ước mơ và quan niệm anh hùng trong thời đại phong kiến xưa. b. Nghệ thuật - Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. - Vận dụng các hình thức lời thoại linh hoạt, tự nhiên. |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 4 Anh hùng tiếng, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Văn bản 4 Anh hùng tiếng