Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 7 Vào chùa gặp lại. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : VÀO CHÙA GẶP LẠI
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Vào chùa gặp lại (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Vào chùa gặp lại
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
- Biết trân trọng những con người đã hi sinh tuổi thanh xuân và kiên cường chiến đấu vì Tổ quốc.
- Thêm yêu quý cuộc sống này.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Kể tên một số người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ em biết
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về tên các anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà em biết
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra gợi ý:
+ Kim Đồng – Nông Văn Dền
+ Tô Vĩnh Diện: lấy chính cơ thể mình chèn vào càng pháo để không cho khẩu pháo cao xạ 37 mm không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Phan Đình Giót: lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng.
+ Nguyễn Văn Trỗi – Giết tên chỉ huy địch nhưng không thành nên bị bắt giam. Dù vậy vẫn kiên cường đấu tranh đến hơi thở cuối cùng.
+ Võ Thị Sáu – cô gái nhỏ tuổi nhưng ý chí kiên định, kiên cường
+ …
- GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, chiến tranh xảy ra đã tàn phá nặng nề, làm tổn hại về người và của, nó kéo dài tới mức hàng nghìn người phụ nữ đã được tập hợp lại hành quân tiến vào chiến trường để chiến đấu. Và ngày hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại “Vào chùa gặp lại” - một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Minh Chuyên viết về sự hy sinh mất mát của những quân nhân nữ trong cuộc kháng chiến đấu tranh chống thực dân Mỹ xâm lược đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Vào chùa gặp lại, trả lời câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Vào chùa gặp lại Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Vào chùa gặp lại và trả lời các câu hỏi sau: + Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì? + Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó? + Nghệ thuật viết kí của Minh Chuyên có gì đặc biệt? (Về chất liệu hiện thực – phi hư cấu, và hư cấu; điểm nhìn, người kể chuyện,…) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Vào chùa gặp lại Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Quê: xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. - Tác phẩm chính: Miền quê anh đến (tập truyện ngắn, 1985); Làm tiếp Surenco (tập truyện ngắn, 1986); Người gặp trong mơ (tập truyện ngắn, 1990); … - Đặc điểm sáng tác: + Bám sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là những hậu hoạ, những bức xúc lớn sau cuộc chiến. + Bằng tấm lòng nhân ái, cảm thấm trước nỗi đau, trước sự hy sinh cao cả của đồng đội, những người đã hiến dâng xương máu đời mình cho Tổ quốc, Minh Chuyên gần như đã dành cả quãng dài của đời người cầm bút, bền bỉ và mải miết đi tìm những cảnh ngộ xót đau, bi kịch. Những số phận đầy éo le, oan trái. Những bóng dáng ly kỳ, khủng khiếp của những cuộc chiến đổ xuống đã phá huỷ, tiêu diệt và làm biến dạng bao sinh mệnh phế tàn, đau đớn. b. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong tập “Người lang thang không cô đơn”. - "Vào chùa gặp lại" là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc màu da cam. Sau chiến tranh trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình. Văn bản chính là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với sư thầy Đàm Thân. - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu… “Mà mong đồng đội trầm luân vẹn toàn” => Câu chuyện của Thân hơn 20 năm trước của Thân + Phần 2: Tiếp… “xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn” => Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của Thân khi xuất gia + Phần 3: Còn lại => Cuộc gặp gỡ của Thân và Quân cùng cái kết của mối tình 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Tình huống truyện - Tình huống truyện: Nhân vật “tôi” – một người chiến sĩ từng tham gia chiến đấu trong thời kì chống Mĩ ác liệt có buổi gặp gỡ với người đồng đội xưa. Cuộc gặp gỡ với người nữ quân y trong tình huống bất ngờ. Sau hơn hai mươi năm, nhân vật tôi, một lần nữa gặp lại người y sĩ ngày trước ở chùa Đông Am. - Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”. b. Hình tượng nhân vật Đàm Thân * Số phận Đàm Thân là một cô gái tiêu biểu cho cuộc đời, số phận của biết bao cô gái trong chiến tranh. Được sống sót với cô không biết là niềm vui hay nỗi bất hạnh. * Phẩm chất - Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước. + Vào chiến trường chiến đấu khi tuổi đời còn rất trẻ, đầy khao khát và nhiệt huyết. + Trách nhiệm hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao, dù đó là nhiệm vụ khó khăn gian khổ. - Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu. + Quyết định vào chiến trường và hăm hở lao vào phục vụ chiến đấu một phần cũng là vì tình yêu với Quân. + Khi nghe tin Quân hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, cô đau đớn, bàng hoàng và quyết định sẽ giữ mối tình với Quân và không yêu thêm một ai nữa. - Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời. + Thân xuống tóc, quyết tâm đi tu để cầu nguyện cho ân nhân, cho đồng đội, cho cả người yêu mình. + Dù bị gia đình ngăn cấm nhưng Thân vẫn quyết làm. + Xuống tóc, Thân đi tu tại chùa, làm việc chăm chỉ, cần mẫn, học hỏi không ngừng. + Xốc vác mọi việc giúp đời, giữ chùa trong sạch, không để “tạp giáo”, “bá đạo” len lỏi vào chùa; không lợi dụng của Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,… * Thái độ của tác giả Tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là sự tôn trọng và yêu mến. c. Nghệ thuật viết kí * Hiện thực chân thật - Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh. - Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4. - Tác hại của chất độc màu da cam tới con người đã từng tham chiến. - Những địa danh có thực, cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, động Hương Tích; chùa Đông Chú, Kiến Xương; Giáo hội Phật giáo; núi Bà Đen, bản Tà Keo, chiến trường Lao Bảo, chùa Bình Dương, sự kiện giải phóng Miền Nam… * Sự hư cấu - Giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng. => Một trong những lí do, khiến Thân quyết định xuất gia. - Câu chuyện về Hồng Quân thoát chết một cách bất ngờ được kể lại sau thời gian xa cách. 3. Tổng kết a. Nội dung - Tác phẩm Vào chùa gặp lại kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện. b. Nghệ thuật - Trình bày nội dung văn bản theo dòng cảm xúc thực, có sự kết hợp giữa hiện thực và sự hư cấu - Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Vào chùa gặp lại, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Vào chùa gặp lại