Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 9 Văn bản 2 Một thời đại trong thi ca. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Một thời đại trong thi ca (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Một thời đại trong thi ca
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh, …); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của tác phẩm
- Có thái độ trung thực, trách nhiệm, yêu tiếng Việt.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày những trải nghiệm của mình khi phải phân biệt giữa cái cũ và cái mới
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Đã có lần tôi băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cãi cũ. Cái mới sẽ được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày, cái cũ sẽ được lưu giữ lại như những kỉ niệm đã qua. Thông thường cái mới sẽ được xây dựng và phát triển trên nền tảng của cái cũ, …
- GV dẫn dắt vào bài: “Cuộc đời của Hoài Thanh từ thuở thiếu thời cho đến lúc trái tim ngừng đập là một chuỗi dài của những cuộc tìm kiếm đầy thích thú mê say cái hay và vẻ đẹp của văn chương. Như một nhà địa chất cần mẫn và yêu nghề, Hoài Thanh đã phát hiện được không ít vàng ngọc của thơ ẩn trong lớp bụi thời gian hoặc trong các mạch chìm nổi của cuộc đời, nhất là trong hiện tại” (Từ Sơn). Và cũng đúng như lời thơ bất hủ của Nguyễn Du: “Sống là thể phách, thác là tinh anh”, với Hoài Thanh, cái tinh anh mà ông để lại cho đời chính là những tác phẩm phê bình văn học tài hoa và tinh tế, mà đỉnh cao là cuốn “Thi nhân Việt Nam”. Đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là đoạn trích tiêu biểu cho tài năng thẩm bình văn học của con người tài hoa này và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại tác phẩm này
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Một thời đại trong thi ca Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung trên - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca và trả lời các câu hỏi sau: + Hoài Thanh đã chỉ ra những khó khăn trong việc xác định tinh thần thơ mới là gì? Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới là gì? + Tinh thần thơ mới bao gồm tất cả trong chữ tôi, vậy chữ “tôi” ở đây là gì có ý nghĩa như thế nào? Nêu nhận xét của em về chữ “tôi” đó? + Bi kịch và cách giải quyết bi kịch của thanh niên thời ấy là thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung khác
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Từ văn bản “Một thời đại trong thi ca”, em hãy rút ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả - Tên: Hoài Thanh (1909 – 1982), quê quán: Xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. - Hoài Thanh là nhà phê bình ăn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. - Ông là tác giả của một loạt các tác phẩm có giá trị như: Văn chương và hành động ( viết chung với Lê Tràng Kiều và Lưu Trọng Lư), Thi nhân Việt Nam 1932-1941 viết chung với Hoài Chân, Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), … b. Tác phẩm * Xuất xứ Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, công trình này mang tính chất của một bản tổng kết về phong trào thơ mơi ngay trong thời kì phát triển đỉnh cao của nó. * Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến nhìn vào cái đại thể: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới + Phần 2: Tiếp theo cho đến hồn ta cùng Huy Cận: Tinh thần thơ mới chữ tôi. + Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới - Khó khăn + Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ nhận ra. + Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở. - Nguyên tắc xác định + Phương pháp so sánh + Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện -> Nguyên tắc ấy có sức thuyết phục, khách quan đúng đắn. Bởi vì: - Cái dở thời nào cũng có nó chẳng tiêu biểu gì hết nó cũng không đủ tư cách đại diện cho thời đại và nghệ thuật luôn có sự tiếp nối giữa cái cũ và cái mới. - Đồng thời nhìn nhận đánh giá phải nhìn nhận toàn diện. b. Tinh thần thơ mới - Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ “tôi” + Bản chất của chữ “tôi”: Quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân ( cái nghĩa tuyệt đối của nó) + Hành Trình: chập chữ, lạ lẫm – được quen biết được cho là đáng thương và tội nghiệp. + Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu kết hợp chặt chữ với cái nhìn biện chứng lịch sử, nhiều chiều: đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta; đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích đánh giá, đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định c. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó * Cái thương đáng thương và đáng tội nghiệp + Mất cốt cách hiên ngang + Rên rỉ, khổ sở. thảm hại + Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại tìm cách thoát li thực tại nhưng lại rơi vào bi kịch. d. Bi kịch và hướng giải quyết bi kịch - Bi kịch của người thanh niên thời ấy + Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát ly thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc + Cái tôi bi kịch này “đại biểu đầy đủ cho thời đại” nên nó vừa có ý nghĩa văn chương vừa có ý nghĩa xã hội. - Cách giải quyết bi kịch: Gửi cả vào tiếng việt vì họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông; họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt; tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua, … 3. Tổng kết a. Kết cấu bố cục - Kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng nghệ thuật lập luận vô cùng chặt chẽ và logic - Luận điểm khoa học, chính xác mới mẻ. b. Ngôn ngữ - Kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn. |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Phiếu bài tập của HS.
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Một thời đại trong thi ca: A. Kết hợp một cách hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật. B. Lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo C. Văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc. D. Ngôn ngữ tươi sáng, giàu nhạc điệu Câu 2: Thời đại thi ca mà Hoài Thanh đề cập trong bài viết của mình diễn ra trong bao lâu? A. Chín năm B. Mười năm C. Mười ba năm D. Mười lăm năm Câu 3: Tác giả nào trong phong trào Thơ mới không được nhắc đến trong phần 1 của văn bản Một thời đại trong thi ca ? A. Hàn Mặc Tử B. Thế Lữ C. Nguyễn Bính D. Xuân Diệu Câu 4: Hồn thơ “quê mùa”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca” A. Nguyễn Bính B. Nguyễn Nhược Pháp C. Lưu Trọng Lư D. Tố Hữu Câu 5: Để thuyết phục người đọc về chiến thắng của thơ mới với thơ cũ, Hoài Thanh đã: A. Nêu thành công của nhiều nhà thơ mới B. Thống kê số lượng lớn các nhà thơ tiêu biểu C. So sánh các nhà thơ mới với các nhà thơ khác D. So sánh thời đại thơ mới với thời đại thơ cũ Câu 6: Giá trị nội dung của tác phẩm Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh: A. Nội dung cốt yếu của tinh thần thơ mới B. Các tác phẩm thuộc phong trào thơ mới C. Chủ nghĩa hiện thực Việt Nam D. Bi kịch của tinh thần thơ mới Câu 7: Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới rốt cuộc là gì? A. Sự mất dần cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam. B. Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca. C. Cốt cách hiên ngang của người thi sĩ dần biến mất. D. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca Câu 8: Để làm rõ sự khác nhau giữa tinh thần thơ cũ và tinh thần thơ mới, tác giả đã lập luận như thế nào? A. Phân tích bản chất của chữ “tôi” trong các sáng tác thơ ca trước đây và trong các bài thơ của các nhà thơ mới tiêu biểu B. Lý giải về ý nghĩa của chữ “tôi” trong thơ mới, rồi chứng minh sự khác biệt của chữ “tôi” trong thơ Lý Bạch và thơ Xuân Diệu C. Làm rõ nội hàm của tinh thần thơ mới và tinh thần thơ cũ trong hai chữ “tôi” và “ta”, rồi chứng minh sự khác nhau của chữ “tôi” trong mỗi thời đại D. Nêu đặc điểm riêng của từng cái “tôi” các nhà thơ mới (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, …) rồi khái quát đặc điểm chung của cái “tôi” thơ mới Câu 9: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta say đắm cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”. Đỏ là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào? A. Thế Lữ B. Xuân Diệu C. Lưu Trọng Lư D. Hàn Mặc Tử Câu 10: Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần Thơ mới là gì? A. Trong Thơ mới có những trần ngôn sáo ngữ. B. Bài thơ nào trong thơ mới cũng là kiệt tác. C. Trong Thơ mới có những cái tầm thường, cái lố lăng. D. Trong Thơ mới có những bài thơ chúc tụng. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Một thời đại trong thi ca hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1.D |
2.B |
3.A |
4.A |
5.D |
6.A |
7.D |
8.C |
9.A |
10.B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Hãy nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong các câu văn sau ở cuối phần (3):
“Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”
Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt
Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”
Câu 2: Phân tích tinh thần thơ mới qua bài Một thời đại trong thi ca (trích) của Hoài Thanh
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
Ở cuối phần (3), tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp cú pháp: “Chưa bao giờ như bây giờ, họ hiểu…; Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy, …; Chưa bao giờ như bây giờ, họ thấy, …”. Biện pháp này vừa giúp tác giả nhấn mạnh đặc điểm riêng trong tâm hồn các nhà thơ mới, vừa làm rõ khía cạnh cụ thể, phong phú trong nhận thức và tình cảm của các nhà thơ đối với đất nước, dân tộc, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những đồng cảm của người viết với các thi nhân
Câu 2:
* Gợi ý
– Hoài Thanh (1909 – 1982) là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông hoạt động chủ yếu trong ngành văn hoá – nghệ thuật. Ông từng giữ nhiều chức vị quan trọng và là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hội nghệ thuật.
– Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá là xuất sắc nhất của ông. Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam. Đó là bản tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới. Đoạn trích thuộc phần cuối của tác phẩm. Phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ hiểu được tinh thần thơ mới trong Một thời đại trong thi ca mà tác giả muốn gửi đến độc giả.
– Khi nói về cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới, tác giả đã viết: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy”. Như vậy, theo tác giả sự xáo trộn làm cho việc lựa chọn bài để so sánh, đề hiểu được tinh thần thơ mới là không phải dễ.
– Tác giả đã đặt thơ mới vào trong dòng chảy của thơ ca dân tộc để thấy hết sự khó khăn để hiểu tinh thần thơ mới: “Trời đất không phải dựng lên cùng một lần với chúng ta, hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Cái cũ, cái mới không thể phân biệt được một cách rạch ròi nên việc hiểu đầy đủ, rạch ròi về thơ mới tất yếu phải gặp khó khăn.
– Tác giả đã chỉ ra cách nhận diện thơ mới và thơ cũ: Tác giả khẳng định phải so sánh những bài thơ hay với những bài thơ hay, so sánh đối chiếu giữa thời đại với thời đại một cách khái quát.
– Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi”: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi - “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình, còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. “Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông hoặc họ không tự xưng hoặc họ ẩn mình sau chữ ta”.
– Trong thơ mới đã xuất hiện chữ tôi với nghĩa tuyệt đối của nó. “Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Tác giả cho rằng khi cái tôi xuất hiện thì “người ta lại còn thấy nó đáng thương, mà thật tội nghiệp nó quá”. Tác giả thấy nó tội nghiệp bởi vì khi cái tôi xuất hiện nó lạ lẫm với mọi người vì từ trước người ta chỉ nói đến cái ta, hơn nữa cái tôi lại sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đắm chìm trong bóng đêm của sự xâm lăng, chính vì thế mà nó trở nên tội nghiệp.
– Tác giả khẳng định “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. Cái tôi bây giờ mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. “Đời chứng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát, lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, ta đắm say cùng Xuân Diệu..”.
=> Tác giả đã chỉ ra nội dung và tinh thần thơ mới. Tác giả phát hiện ra cốt lõi của thơ mới là chữ tôi và đánh giá cái tôi một cách sâu sắc, hài hoà. “Tất cả cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Các nhà thơ mới đã mất niềm tin.
– Các nhà thơ mới tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng Việt. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt: Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chí biến thiên chứ không sao tiêu diệt”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.
III. Kết bài
– Với nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và một văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới” là chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó. Chữ tôi gắn liền với cá nhân, với cái riêng cá thể khác với chữ ta gắn liền với tổng thể, cộng đồng, xã hội.
– Tác giả phát hiện và chỉ rõ cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới. Họ tìm lại lòng tin bằng cách gửi tâm hồn mình vào lòng yêu tiếng Việt, vào tình yêu quẻ hương, đất nước.
– Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu tính thuyết phục.
- GV chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 2 Một thời đại, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 2 Một thời đại