Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 4 Nỗi niềm tương tư

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 1 Văn bản 4 Nỗi niềm tương tư. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : NỖI NIỀM TƯƠNG TƯ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm tương tư (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Nỗi niềm tương tư

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bố cục, nhịp điệu, cách gieo vần, cảm hứng chủ đạo,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).

  1. Phẩm chất

- Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Nỗi niềm tương tư
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dan gian và truyện thơ Nôm
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dan gian và truyện thơ Nôm
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi gợi mở: Nêu một số điểm khác biệt giữa truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những lưu ý khi đọc truyện thơ Nôm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm là hai thể loại văn học truyền thống của Việt Nam. Chúng có một số điểm khác biệt như:

+ Truyện thơ dân gian thường được viết bằng ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu và phổ biến trong dân gian, trong khi truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, sử dụng từ vựng phong phú hơn và phức tạp hơn.

+ Truyện thơ dân gian thường có hình thức đơn giản, thường chỉ bao gồm một số câu thơ ngắn, không có cốt truyện dài, trong khi truyện thơ Nôm thường có cấu trúc phức tạp hơn, có thể bao gồm nhiều câu thơ, tạo thành cốt truyện dài hơn.

+ …

  • GV dẫn dắt vào bài: Tình yêu là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca, bởi có lẽ sức mạnh của tình yêu, niềm say mê và nỗi lòng cuồng nhiệt đã cuốn con người vào thế giới thần tiên, mơ mộng. Mỗi bài thơ, mỗi nhà thơ là một thế giới riêng, một nhu cầu, một khao khát riêng không ai giống ai. Và đoạn trích "Nỗi niềm tương tư" thuộc tác phẩm "Bích Câu kì ngộ" cũng không ngoại lệ. Đây là một câu chuyện tình mang màu sắc hoang đường nhưng phía sau đó là chuyện tình về một vấn đề xã hội. Tác phẩm bộc lộ một quan niệm nhân sinh muốn thoát ly thế giới thực tại. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại tác phẩm “Nỗi niềm tương tư”
  • CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nỗi niềm tương tư. (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nỗi niềm tương tư
  3. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nỗi niềm tương tư và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm tương tư, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

- Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Xuất xứ và nội dung văn bản

+ Bố cục tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Nỗi niềm tương tư và trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu cách hiểu của em về nhan đề “Nỗi niềm tương tư”

+ Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào?

+ Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích "Nỗi niềm tương tư"?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Nỗi niềm tương tư

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả: Vũ Quốc Trân

- Vũ Quốc Trân ( không rõ năm sinh – năm mất) ông là người làng Đan Loan thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Là người thông minh, học rộng tài cao, Vũ Quốc Trân được gọi là “ cụ Mền Đại Lợi” bởi ông đã từng đỗ mấy khoa tú tài.

- Vũ Quốc Trân đã từng dạy học tại nhà, có rất nhiều người đến theo học ông, một số học trò của ông còn làm quan lớn trong triều..

b. Tác phẩm "Nỗi niềm tương tư"

- "Nỗi niềm tương tư" thuộc thể loại truyện thơ Nôm

- Vị trí: đoạn nói về nỗi niềm tương tư, thương nhớ của Tú Uyên sau khi gặp người đẹp trong một lần du xuân ở chùa Ngọc Hồ.

+ Về cốt truyện: Mở đầu cuộc tình duyên của Tú Uyên và Giáng Kiều: sau ngày xuân đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất, về nhà, chàng tưởng nhớ người đẹp mà mình đã gặp.

+ Về chủ đề: tình yêu tuổi trẻ với nỗi niềm nhớ nhung, mong đợi được gặp mặt.

+ Về nghệ thuật: miêu tả tâm trạng qua cử chỉ, hành động của Tú Uyên nhằm thể hiện nỗi tương tư, nhớ nhung Giáng Kiều một cách mòn mỏi, da diết.

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nhan đề “Nỗi niềm tương tư

- Nhan đề đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật

- Cụm từ “nỗi niềm” cho ta hiểu nhân vật Tú Uyên đang có những tâm tư, tình cảm riêng sâu kín. Từ "tương tư" cho thấy Tú Uyên đang trong trạng thái tình cảm nhớ nhung, mong muốn được gặp mặt người mình yêu.

b. Tâm trạng tương tư của Tú Uyên

- Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều.

- Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều: nhìn sự vật tự nhiên cũng vương vấn nỗi sầu thương nhớ (“Bướm kia vương lấy sầu hoa / Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh”); gảy đàn thì khúc âm thanh cũng buồn trong nỗi nhớ người đẹp (“Có khi gảy khúc đàn tranh / Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”); nâng chén rượu cũng cảm thấy hương vị của sự nhớ thương (“Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình”); …

- Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời”. Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng một người tương tư”.

c. Đặc điểm của truyện thơ Nôm qua đoạn trích

– Những biểu hiện của yếu tố tự sự:

+ Kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tư người đẹp.

+ Miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.

– Những biểu hiện của yếu tố trữ tình:

+ Âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong.

+ Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư.

3. Tổng kết

a. Nghệ thuật

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích có tác dụng trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật

- Những biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích:

+ Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm – hoa.

+ Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương).

+ Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.

b. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật

- Thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tình cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ).

- Bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm súc theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố).

- Nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nỗi niềm tương tư
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 4 Nỗi niềm tương tư

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 4 Nỗi niềm tương, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 4 Nỗi niềm tương

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay