Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1 Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 4 Văn bản 1 Phải coi luật pháp như khí trời để thở. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : PHẢI COI PHÁP LUẬT NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).

- Luyện tập theo văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực riêng biệt

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (nhan đề, bố cục, cácch trình bày thông tin,…); nội dung (ý nghĩa, bài học,...) của tác phẩm

  1. Phẩm chất

- Biết tôn trọng và chấp hành luật pháp hiện hành của nhà nước và bất kì quốc gia nào mình sinh sống, định cư.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Phải coi pháp luật như khí trời để thở
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số vấn đề về tầm quan trọng của luật an toàn giao thông
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết của em về luật an toàn giao thông
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo em, Liệu luật an toàn giao thông có cần thiết hay không? Xã hội sẽ thế nào nếu không có luật giao thông. Kể ra một số hành vi vi phạm giao thông mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về tầm quan trọng của luật an toàn giao thông

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra gợi ý:

+ Luật an toàn giao thông là vô cùng cần thiết và xã hội luôn luôn phải cần có luật an toàn giao thông

+ Một số hành vi vi phạm giao thông có thể kể đến như: đi sai làn đường, đi ngược chiều, không chấp hành tín hiệu của đèn giao thông, …

- GV dẫn dắt vào bài: Pháp luật là một phần thiết yếu của cuộc sống trong xã hội. Đó là những điều đơn giản nhất để thiết lập trật tự xã hội và quan trọng hơn cả là bảo vệ quyền lợi cá nhân của mỗi công dân ở một quốc gia. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hiểu và duy trì điều đó? Ngày hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại tác phẩm “Phải coi pháp luật như khí trời để thở” để một lần nữa nắm rõ những điều trên

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở (nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn Phải coi pháp luật như khí trời để thở
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số vấn đề chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về phần Kiến thức Ngữ văn và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về nhan đề, bố cục, cách trình bày thông tin và thái độ của người viết trong văn bản thông tin

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Nhan đề

+ Bố cục

+ Cách trình bày thông tin

+ Thái độ của người viết.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về phần Kiến thức Ngữ văn và trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về đặc trưng của truyện thơ dân gian?

- Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung trên.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở và trả lời các câu hỏi sau:

+ Xác định chủ đề/ đề tài của văn bản?

+ Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản này.

+ Mục đích của văn bản? Cách thức tác giả triển khai bài viết để thực hiện được mục đích ấy?

+ Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả bài viết? Rút ra bài học nhận thức cho bản thân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Một số vấn đề chung

a. Nhan đề, bố cục, cách trình bày thông tin và thái độ người viết

- Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản: tức là nó trả lời cho câu hỏi: “Văn bản viết về vấn đê gì?”

- Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn như: Nhan đề, sapo, thời gian, nơi in văn bản, nội dung chính của văn bản

- Văn bản thông tin thường được trình bày bằng kênh chữ hoặc có thể kết hợp với kênh hình, kênh chứ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

- Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin việc sử dụng ngôn ngữ.

 

 

 

 

2. Hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lê Quang Dũng (1943 - 2005) là một tác giả, nhà báo, và phóng viên nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn học và truyền thông của đất nước.

- Các phẩm của ông thường tập trung vào việc phân tích, truyền tải các vấn đề xã hội, chính trị, và nhân văn

b. Tác phẩm

-  Xuất xứ: được trích trong cuốnNgười Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu”.

- Đoạn trích “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”: viết về ý thức kỉ luật của người Việt Nam – một điểm yếu của dân ta trong quá trình hội nhập quốc tế và đề ra một số biện pháp khắc phục.

c. Đọc văn bản

- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

- Văn bản có 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Câu chuyện an toàn lao động

+ Đoạn 2: Câu truyện tai nạn giao thông

+ Đoạn 3: Những trò đùa tai hại

+ Đoạn 4: Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở.

3. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Chủ đề/Đề tài

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.

2. Cách sắp xếp bố cục

- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.

- Nội dung cụ thể của từng phần

+ Phần 1: Mở đầu – Sa pô

+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động.

+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông.

+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại.

+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

3. Mục đích và triển khai bài viết

- Văn bản viết ra nhằm mục đích: Chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.

- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.

4. Tổng kết

a. Nội dung

Văn bản viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.

b. Nghệ thuật

- Bố cục bài viết chặt chẽ, rõ ràng, xác đáng: từ việc đặt vấn đề -> giải quyết vấn đề (xây dựng các tiêu đề, mục, phần sáng rõ)

- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

- Dẫn chứng xác thực, cụ thể, chính xác đầy sức thuyết phục.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1 Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1 Phải coi luật, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1 Phải coi luật

Soạn giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 Cánh diều (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay