Tải giáo án dạy thêm (giáo án buổi 2) Ngữ văn 11 cánh diều bản mới nhất Bài 5 Tầng hai. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : TẦNG HAI
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức đã học về văn bản Tầng hai (hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
- Luyện tập theo văn bản Tầng hai
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (tình huống truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh,...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,... của tác phẩm).
- Suy nghĩ về hiện thực cuộc sống hối hả của các bạn trẻ hiện tại và trân trọng, yêu thương gia đình của mình.
- Có những suy nghĩ, quan niệm đúng đắn về hạnh phúc
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi gợi mở:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về tên nhan đề
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Thể hiện cách cảm nhận của nhà văn về chất kinh kì của một con người cụ thể.
+ Khắc đậm bản lĩnh cốt cách người Hà Nội.
+ Định hướng cho người đọc nắm bắt ngay ý đồ nghệ thuật của tác giả: vừa gợi một biểu tượng về Hà Nội, kích thích trí tò mò, hứng thú của độc giả vừa thể hiện những suy tư của tác giả về con người, tính cách, lối sống Hà Nội trước những biến thiên của lịch sử.
+ …
GV dẫn dắt vào bài: Người ta vẫn thường nói, gia đình chính là cái nôi nuôi lớn con người, là nguồn gốc của mọi cảm xúc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi con người trưởng thành trong hoàn cảnh u buồn? Chúng sẽ sẽ tìm thấy được câu trả lời sau khi tìm hiểu tác phẩm Tầng hai của Phong Điệp – tác phẩm nói về sự đối lập của 2 căn phòng với 2 dòng tâm trạng khác nhau. Và trong ngày hôm nay, chúng ta cũng cùng nhau ôn tập lại tác phẩm này
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tầng hai, trả lời câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm Tầng hai Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm yêu cầu các nhóm đọc lại văn bản Tầng hai và trả lời các câu hỏi sau: + Dựa vào hiểu biết và sự chuẩn bị ở nhà, xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích. + Đoạn trích “Tầng hai” là đoạn trích có cốt truyện đặc biệt. Xác định cốt truyện và nêu ý nghĩa của cốt truyện ấy. + Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích. + Phân tích hành động, suy nghĩ, phẩm chất của các nhân vật xuất hiện trong truyện + Chỉ ra những nét đặc sắc trong việc xây dựng tình huống đối lập trong truyện ngắn “Tầng hai” của Phong Điệp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 5 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra nghệ thuật, nội dung văn bản Tầng hai Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra tổng kết cho văn bản - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm a. Tác giả: Phong Điệp sinh ngày 6/6/1976. - Sinh ra tại huyện Giao Thủy, Nam Định. - Vừa là nhà báo, vừa nghiên cứu văn học, vừa là nhà văn - Chị đã để lại dấu ấn đậm nét trong cộng đồng văn học với những tác phẩm sâu sắc, tâm hồn lương thiện và giàu lòng nhân ái. - Tập trung vào việc phân tích con người và xã hội, tạo ra những hình ảnh sống động về cuộc sống và con người. - Chị cũng đặt nặng tình cảm, tâm hồn con người và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của mình với tâm niệm: "Viết để sống, để yêu và để trân trọng cuộc đời này" b. Tác phẩm - Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần” (2008) - Hoàn cảnh sáng tác: + Được viết khoảng những năm 2000. + Dựa trên trải nghiệm của chính tác giả Phong Điệp – câu chuyện khi tác giả còn trẻ, đi ở trọ trong gia đình một người phụ nữ nhân hậu - Bố cục: 5 phần + Phần 1: Từ đầu… “giấc ngủ đã kéo đến lúc nào không hay” => Cuộc sống của Phan và những quan sát đầu tiên về cuộc sống của gia đình hàng xóm + Phần 2: Tiếp… “do sự nghèo mang lại” => Niềm vui nhỏ và nỗi lo lắng của Phan về cuộc sống + Phần 3: Tiếp… “phải mở mày mở mặt tại đây” => Câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ và mong muốn của Phan. + Phần 4: Tiếp… “giản dị hơn những gì cô tâm niệm” => Chị vợ hàng xóm chuyển dạ và phát hiện về hạnh phúc của Phan + Phần 5: Còn lại => Suy nghĩ về người thân và tâm trạng của Phan 2. Nhắc lại kiến thức bài học a. Đề tài và nhan đề - Đề tài: Viết về một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp - Nhan đề “Tầng Hai”: + Là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích. + “Tầng hai”: Diễn tả vị trí và không gian diễn ra những sự kiện của truyện – câu chuyện gia đình bà hàng xóm và vợ chồng cậu con trai. b. Cốt truyện - Cốt truyện: nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc. - Ý nghĩa của cốt truyện: + Xây dựng nên cốt truyện truyện độc đáo, nhẹ nhàng lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. + Thúc đẩy câu chuyện phát triển: + Sự thay đổi trong suy nghĩ của Phan c. Không gian và thời gian * Thời gian - Thời gian của truyện được ghi lại theo quan sát của nhân vật Phan – một cô nhân viên kho cho một nhà máy ở thành phố lớn, cho thấy sự bận rộn và vòng xoáy công việc của Phan * Không gian - Căn trọ chật hẹp là chốn bình yên của Phan giữa thành phố xô bồ này, đồng thời nó cũng là nơi giam cầm tuổi trẻ, thanh xuân của cô gái nhỏ - vừa ra trường vẫn còn mơ mộng với cuộc sống. 4. Nhân vật
5. Tình huống đối lập - Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. 3. Tổng kết a. Nội dung - Khắc họa cuộc sống đối lập của Phan và gia đình trên tầng hai. - Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. b. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện bình dị, gần gũi - Xây dựng tình huống truyện đối lập. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án dạy thêm cực hay Ngữ văn 11 cánh diều, giáo án buổi chiều Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Tầng hai, giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Tầng hai